22 tháng 12, 2008

Truyện ngắn hay:MƯA VÔ TÌNH VÀ GIÓ VÔ TÂM!



Đêm gió mùa chợt lạnh, trời bỗng đổ cơn mưa.Mưa như trút nước tràn ngập trên phố phường. Có một đôi tình nhân tấp vội vào một mái hiên ven đường. Vội vàng trú... Vội vàng tránh... Mưa...

Họ nép vào nhau dưới mái hiên, người con trai đứng lên phía trước như chắn che bụi mưa, không cho ướt bạn mình, nhẹ nhàng vòng tay ra đằng sau ôm chặt lưng cô gái.

Ngoài trời, mưa vẫn mưa... như trút...

Có hai bố con nhà nọ, người ướt nhẹp từ đầu đến chân đang đội mưa chạy đến. Mái hiên trở nên đông vui, mái hiên chợt như chật chội. Đôi tình nhân đứng lui lại, ông bố đẩy đứa con gái vào phía trong. Còn mình đứng phía ngoài, nửa bị mưa rơi ướt, nửa bị bụi mưa rơi.

Ngoài trời, mưa vẫn mưa... không ngớt...

Trên phố, có một người đàn bà nhỏ bé mặc áo mưa ướt sũng, lững thững đội thúng đi trong mưa. Khuôn mặt già nua ướt nhèm vì mưa hắt, người đàn bà tay như run lập cập, tiến lại gần cất tiếng run hỏi khẽ:
- Anh, chị ăn bánh mì không?
Anh thanh niên đưa mắt liếc nhìn, cô gái khẽ gật đầu.
- Bán cho cháu một cái. Còn bé gái, bé có ăn không?
- Dạ em không! Con bé cười nheo mắt. "Chú cũng không!" Ông bố khẽ gật đầu cười nói thay lời cám ơn.

Người con trai rút tờ 10.000 đồng: "Thôi, cô khỏi trả lại". Tay nhận cái bánh bẻ làm đôi chia cho cô bạn mỗi người cầm một nửa. Bà bán bánh mì đưa mắt nhìn, rồi cúi xuống, lặng im không nói, cặm cụi cất tiền.

Ngoài trời, mưa vẫn mưa... rả rích...

- Này bà có cái áo mưa nào khác không?
- Có mỗi cái đang mặc thôi!
- Bán lại cho tôi. Tôi cho con bé mặc về không đứng đây nó ốm mất.
- Bán thì lấy gì mà đi. Mà mua thì trả bao nhiêu?
- Bán nhiêu thì bán.
- Lấy bảy nghìn nhé?
- Cái áo rách thế mà bán bảy nghìn à?
- Thôi mua thì năm nghìn. Không thì thôi vậy, tôi cũng chẳng muốn bán đâu.

Ông bố rút tờ 5000 đổi lấy chiếc áo mưa nhăn nheo, rách tả tơi lỗ chỗ mặc vội cho đứa con gái. Hai bố con lên xe, đứa bé núp đầu vào sau lưng bố tay vẫy chào đôi tình nhân nọ. Ông bố gồng mình phóng xe đi trong mưa gió. Bà bán bánh mì lấy tấm nilon đang bọc chiếc thúng trùm lên mình rồi đội mưa đi tiếp. Tiếng rao như nhỏ lại, cái bóng nhỏ khuất dần sau màn đêm mưa bão.

Gió ngày càng thổi mạnh, ngoài trời mưa vẫn mưa.. trắng xóa...

- Mưa như này biết bao giờ mới ngớt anh nhỉ?
- Chắc phải một lúc nữa em ạ.
- Mưa to quá!
- Ừ!
- Hay là anh gọi taxi cho em về trước đi. Đứng đợi như này biết đến bao giờ mới về được đến nhà.
- ...

Người con trai như khựng lại đôi chút rồi cúi xuống đất tay nhặt tờ báo che vội lên đầu chạy ra đường đợi bắt xe cho cô gái. Mưa càng lúc càng to, đường phố như không còn bóng xe qua lại. Mưa càng lúc càng lớn, tờ báo nhỏ như không còn đủ khoẻ khoắn để che chắn những hạt mưa nặng trĩu đang rơi rớt trên đầu.

Anh chạy lên phía đầu phố. Cuối cùng thì cũng có ánh đèn xe xuất hiện. Taxi đến, cô gái bước lên xe ra về còn một mình người con trai ở lại. Mưa như to hơn và gió càng thổi mạnh. Anh đút tay vào túi quần lần tìm bao thuốc rút một điếu ra châm. Ánh lửa bừng loé lên nhưng rồi lại tắt lịm bởi mưa ướt tạt vào. Ném điếu thuốc xuống đất, anh đứng khựng người bồi hồi ngắm mưa rơi.

Ngoài trời, mưa vẫn mưa day dứt...

- Em về đến nhà rồi, anh cũng về sớm đi nhé. Về cẩn thận không ốm...

Xóa cái tin nhắn, dắt chiếc xe xuống vệ đường, người con trai phóng xe đi về "cẩn thận" trong màn mưa đêm trắng xóa. Gió thổi mạnh, những hạt mưa như đang òa vỡ và trở nên nặng trĩu, như trở nên bỏng rát và mưa như ngày càng nặng hạt...
Mưa vô tình, hay gió... gió vô tâm...

18 tháng 12, 2008

Truyện ngắn hay:MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG



Đêm xuống.Con thuyền neo lại giữa sông. Ngọn lửa bếp trên mui thuyền hắt một vầng sáng dịu dàng xuống mặt nước. Người trong xóm trại trên bến Chùa không biết con thuyền này từ đâu đến neo lại trên khúc sông này đã hơn một tháng naỵ Hàng ngày những người trong gia đình trên chiếc thuyền ấy làm một công việc là lấy cát rồi bán cho các gia đình trên thị trấn nhỏ bên kia sông đang thi nhau xây nhà. Hơn một tháng không ai thấy những người trên chiếc thuyền lên bờ. Họ đội cát bằng những cái thúng to, đi nhún nhảy trên tấm ván. Khi đến đầu tấm ván gối lên bờ, họ đổ cát xuống bãi cỏ cho người mua, bàn chân không hề chạm mặt đất. Hàng xóm của họ là những chiếc thuyền đánh cá, thuyền chở hàng thuê v.v...

Chủ chiếc thuyền cát là một ông già ngoài sáu mươi tuổi, mái tóc dài được búi gọn trên đầu, chòm râu bạc xòa che gần kín vồng ngực gồ lên như tảng đá. Đôi vai ông u lên, đỏ sậm và rạn như vai trâu càỵ Cơ thể ông đanh lại như đá tạc, nhưng đôi mắt thì khác, đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì.

Ông Lư (ông già chủ thuyền) ngồi im lặng trên sàn gỗ của mui thuyền. Bên cạnh ông là một quả bầu khô lớn đựng rượu, một thứ rượu do ông cất lấy ngâm với củ cỏ gấu, loại củ già đen bóng như sừng. Trước ông là một đĩa cá sông nướng và một chiếc rổ con đựng những con trùng trục đã hấp chín với gừng khộ Chiều nào ông cũng ngồi uống rượu như thế cho tới khuya và không hề động đến một hạt cơm. Chỉ những đêm mưa bão ông mới chịu ở trong chiếc nhà thuyền.

- Anh cả đâu ? Ông khẽ gọị Tiếng ông trầm và nặng đổ xuống mặt sông đêm.

- Dạ bố bảo gì con ? Một người đàn ông gần bốn mươi tuổi trong nhà thuyền chui rạ

- Mai nghỉ việc, lặn mặt trời thì đi Bãi Yên. Nói chị cả chuẩn bị mọi thứ cho đủ.

Ông nói, người không nhúc nhích, đôi mắt mở to nhìn hút về xạ

Ngày mai cả nhà ông sẽ đi Bãi Yên. Đó là đoạn sông rộng và êm chạy ven chân một dãy núi đá vôị ở dưới đáy giữa khúc sông đó là mộ người vợ bất hạnh của ông. Thế là đã hơn mười năm rồị Con sông đổ biết bao nhiêu nước ra biển cũng như ông có biết bao thay đổi trên đờị Vào mùa hè cách đây mười hai năm. Đó là mùa hè đầy bệnh tật và đói kém. Dọc hai bên bờ sông ông qua, ngày nào cũng vọng tiếng kèn đám ma thảm thiết và thấp thoáng sau những lùm tre gầy nhằng, úa vàng là những chiếc cờ tang vật vờ baỵ Rồi vợ ông cũng trở thành nạn nhân của mùa hè ghê rợn ấỵ Bà để lại cho ông ba đứa con. Đứa con gái hồi đó mới hơn bốn tuổị Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ. Hai đứa con trai ông vừa chèo thuyền vừa dỗ đứa em gái của mình ốm yếu khóc ngặt nghẽo suốt ngàỵ Ông cập thuyền vào những xóm dân cư hai bên bờ sông để xin được chôn cất vợ. Nhưng không một nơi nào chấp nhận. Họ xua đuổi gia đình ông như xua đuổi một thứ ma quỷ chuyên đi gieo rắc cái chết. Họ sợ bị lây bệnh dịch. Ông không còn biết về đâụ Ông sinh ra trên chiếc thuyền nàỵ Ông chỉ biết con thuyền và dòng sông. Đến tối ngày thứ ba, ông ôm xác vợ khóc. Giữa dòng sông mênh mang, con thuyền vật vờ trôi với một ngọn đèn dầu héo hắt trên mui thuyền. Cuối cùng chỉ còn lại dòng sông mở rộng lòng đón nhận mọi số phận. Ông chôn vợ xuống đáy dòng sông ở chỗ khúc sông rộng và êm nhất. Ông cùng hai đứa con trai dùng gàu sắt thường dùng để lấy cát đào một cái hố dưới đáy sông và để người đàn bà yên nghỉ ở đó. Họ chở một thuyền đá xanh xếp lên thành chiếc mộ để tránh nước cuốn đị Đêm đó ông xõa tóc, đốt hương lễ thần sông. Ông đổ hết cả một bầu rượu lớn xuống sông và nguyền rằng: tất cả những người trong gia đình ông sẽ không bao giờ đặt chân lên mặt đất. Họ sẽ sống hết cuộc đời trên sông. Ông luôn luôn nói với con cái rằng: Nếu chúng để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác. Hằng năm cứ đến ngày giỗ vợ, dù công việc bận thế nào gia đình ông cũng nghỉ. Ông sắm sửa lễ vật và khi mặt trời khuất núi thì cả gia đình chèo thuyền đến Bãi Yên. Ông xõa tóc và mặc áo, đây là ngày duy nhất trong năm ông mặc áo trừ những ngày mùa đông rét mướt. Sau khi làm lễ ông cùng hai người con trai lặn xuống đáy sông sửa sang lại ngôi mộ. ít năm sau người con trai cả lấy vợ. Cô dâu là con gái một bạn thuyền của ông. Ngày cưới con, ông cho đứa con trai thứ hai bơi chiếc mủng nhỏ đi suốt mấy ngày dọc một dải sông dài mời bạn thuyền. Đám cưới được tổ chức ở Bãi Yên với hàng chục chiếc thuyền các loại kết lại thành một chiếc bè lớn.

Đêm hôm sau, khi vầng trăng cuối tháng hiện lên phía ven trời thì chiếc thuyền từ Bãi Yên trở lại bến Chùạ

- Bố ! Ông nghe tiếng cô con gái út run run gọi ông ở phía saụ Cô ngồi xuống bên cạnh và ôm lấy cánh tay ông- Bố đưa mẹ lên bờ đị Bố đừng để mẹ ở mãi dưới sông nữạ

Đã bao nhiêu lần cô nói như van lạy ông. Nhưng lần nào ông cũng nhìn cô bằng đôi mắt ngầu đỏ, u uất.

- Không đứa nào trong nhà này được nói đến điều đó - Ông rít lên -Không đứa nào được giẫm lên lời nguyền của tạ



Nhưng ngay sau đó chính lòng ông đầy đau khổ, giày vò. Ông nhìn con xót xạ Chinh, đứa con gái duy nhất của ông, đã sinh ra trong chiếc thuyền trên dòng sông nàỵ Ngày Chinh ra đời, ông cắt rốn con thả xuống dòng sông và cầu nguyện cho con. Chinh lớn lên khỏe mạnh, dịu dàng và âm vang như dòng sông. Cô thừa hưởng sắc đẹp dịu dàng của mẹ, lòng dũng cảm của cha và sự bí ẩn của dòng sông. Là đứa con gái duy nhất, nhưng cô xông xáo táo bạo hơn các anh cộ Những đêm trăng mùa hạ, cô thích thả mình xuống dòng sông. Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong chuyện cổ. Đâu đây có những đàn cá lạ lấp lánh ánh trăng xuyên qua mặt nước bơi theo cộ Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay ôm bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như một giọt thủy ngân lắng dần xuống đáy sông. Rồi bất chợt, cô ngoi lên khỏi mặt nước gọi bố và cười vang. Ông Lư ngồi trên mũi thuyền nhìn về phía cô gọi, đôi mắt chợt non tơ đến ngỡ ngàng. Ông không lo lắng gì khi thả cô xuống dòng sông ngay cả mùa nước lớn, nhưng ông lại lo sợ nếu như con gái ông để gót chân chạm vào đất đôi bờ.

*
* *

Nhưng cô thèm khát đôi bờ. Thuở mẹ cô còn sống, cô vẫn được mẹ cô đưa lên bờ đi chợ hoặc kiếm củi khô trên những bãi vải, bãi ổi ven sông. Sau ngày mẹ cô mất, các anh cô và cô không ai dám bước chân lên bờ. Và thế là hơn mười năm rồi, cuộc đời cô chỉ với con thuyền và dòng sông. Cô thèm khát được đặt chân lên dải đất mịn màng phù sạ Cô muốn được nằm trên thảm cỏ xanh ven đê làng. Có nhiều đêm cô bơi sát vào bờ và khi nghe thấy tiếng lá ngô khua xào xạc, khi ngửi thấy mùi râu ngô non dịu ngọt và mùi cỏ đêm hăng hăng, người cô lại cảm thấy nôn nao, nhịp tim cô dồn dập. Nhưng sau đó cô phải trườn mình quay lại con thuyền ngay khi đã nghe tiếng mõ gọi của bố. Có một lần cô nhìn thấy một xác người chết trôi qua thuyền. Mặt nạn nhân bị chém nhiều nhát, vết thương đã rữa tỏa mùi tanh nồng nặc. Cô ôm lấy bố run lên: "Trời ơi, ai làm sao vậy bố ? Bố vớt người ta lên bờ đi". "Người trên mặt đất họ giết nhau đấy". Ông Lư trả lời lạnh băng và đẩy cô vào nhà thuyền. Suốt ngày hôm đó ông không cho ai chạm vào dòng sông. Ông nói: "Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu của mặt đất. Đừng chạm tay vào nước sông cho đến sáng mai".

Một lần khác cô hỏi Sỏi - người anh trai cả của cô: "Anh không thích lên bờ à ?"- "Trên bờ có cái quái gì mà lên"- Sỏi nói - "Cứ ở đây, chẳng phải đụng chạm đến đứa nàọ Làm gì thì làm. Ngày xưa ở trên bờ tao thấy chúng nó suốt ngày cãi chửi nhaụ "- "Lúc nào anh cũng ngày xưa, thế còn anh Cát ?", cô quay sang hỏi người anh trai thứ haị Cát đang nằm ngủ trên sàn thuyền: "Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù" - "Mày tưởng trên bờ là thiên đường chắc ? Nhà tù đấy em ạ, gà vịt cũng còn bị tù nữa đấy !". Sỏi nhìn Cát càu nhàụ "Nhưng chắc chắn đó cũng là cái nhà tù rộng rãi hơn cái nhà tù thuyền này !" -"Ai, ai tù mày ? Bố tù mày hay tao, hay con Chinh tù mày ?"- Sỏi thốt lên giọng the thé, Cát thủng thẳng: "Chẳng ai tù ai hết cả. Ngu dốt nó tù tất cả". Nói xong anh ngửa mặt lên cườị Rồi anh chống tay đứng dậy đi lảo đảo và cườị Rồi tiếng cười vụt tắt. "Trời ơi, - anh kêu lên nức nở - Một ông già độc đoán tự cho mình quyền ngự trị tất cả. Ông bỏ tù chính ông, bỏ tù một cặp đực cái, bỏ tù một thằng hèn hạ như tôi, bỏ tù cả con bé đẹp nhưng mù chữ. Tất cả ỉa đái xuống dòng sông rồi lại nói nước sông trong sạch, lấy nước sông ăn, lấy nước sông uống !"- "Câm đi đồ mất dạỵ Bố mà ở nhà bố sẽ giết mày". "Mất dạy hả ? Có đứa nào được dạy dỗ gì đâu mà mất"!

Buổi tối ông Lư trở về. Cô con dâu thì thọt kể lại chuyện cãi nhau giữa hai anh em Sỏi cho ông nghẹ Ông nhìn Cát rồi nói: "Mày muốn lên bờ hả ? Được. Tao sẽ chặt đứt đôi chân mày và vứt mày lên bờ để xem mày có phải bò về với dòng sông không ?"- Nói rồi ông cầm lấy lưỡi rìu ấn mạnh vào bắp tay, máu trào rạ Ông lấy lưỡi rìu lau máu và chém phập vào mạn thuyền: "Hãy nhìn lưỡi rìu đị Máu tao đã chảy ở đó. Sáng mai mày hãy trả lời xem mày có thích lên bờ không?"

Rồi Cát cũng không lên bờ. Con thuyền lại tiếp tục các công việc của nó. Thế rồi một mùa xuân lại đến. Chinh đã sang tuổi mười bảỵ Một buổi sáng thức dậy ra mạn thuyền vo gạo, cô bỗng thấy trên bãi sông Bến Chùa, một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp ùa vào mắt cộ Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng. "Đẹp quá"- Chinh khe khẽ thốt lên. Cái rá gạo từ từ tuột khỏi tay cô trôi theo dòng nước. Suốt cả ngày hôm đó cô không thể nào rời tâm trí khỏi thảm hoa vàng kiạ Một cái gì náo nức vẫy gọi cộ Cô đã sang tuổi mười bảỵ Thỉnh thoảng có đêm thức giấc, cô cảm thấy một cái gì chập chờn, quấn quít ở đâu đâỵ Không phải tiếng nước sông chảy trong đêm, không phải tiếng reo của ngọn lửa, không phải hương ổi chín từ bãi sông đưa lại, cũng không phải tiếng gọi nhau của bầy chim ri từ những lùm dứa dại ven đệ Một cái gì đấy làm cô đang chải tóc chợt dừng taỵ Nó làm cho ngực áo cô bỗng đầy lên đến nghẹn thở. Cái đó chợt đến, chợt đi, chợt rời ra, quấn quýt.

Một hôm, sau bữa cơm chiều, cô nói với bố là cô đi thả lưỡi câụ Ông Lư chiều con và dặn: "Đi về sớm, trời lạnh đấy". Cô vội vã cởi dây thừng neo chiếc thuyền mủng. Cô không thả lưới mà bơi mủng vào bờ. Cô cắm mủng ở đó và đi về phía bãi cảị Đêm lạnh nhưng trời có trăng. Cô ngồi xuống bên cạnh luống hoạ Đôi tay nâng khẽ những chùm hoa cải ướt sương. Một ngọn gió lướt qua những bông hoa đung đưa cọ vào má cộ Người cô run lên. Những bông hoa nhảy múa và trò chuyện trước cộ Cô khẽ áp đôi môi mình vào hết chùm hoa này đến chùm hoa khác. Bỗng cô nghe tiếng mõ tre từ chiếc thuyền cáị Tiếng mõ được quy định thay tiếng gọi nhau của những người sống trên sông. Một lúc sau tiếng mõ lại vang lên. Chinh cuống quít, cô quơ tay dứt những chùm hoa cảị Lần thứ ba, tiếng mõ nghe gấp và chóị Cô biết bố đã nổi giận. Cô ôm bó hoa gãy nhàu chạy xuống bờ sông. Vừa ngồi vào mủng, cô vội gõ trả lời và hối hả bơi về thuyền. "Mày đi đâu mà không trả lời". "Con tưởng bố gọi anh cả". Ông im lặng, nghi ngờ nhìn cộ

Rồi đêm sau cô lại tìm cách lên bờ. Và trước khi trở lại thuyền, cô lại ngắt những chùm hoa cải mang về. Nhưng đến đêm thứ ba thì có người phát hiện ra việc làm của cộ Đó là một chàng trai chừng ba mươi tuổi mặc một bộ quân phục đã cũ. Những ngày trước đó bà mẹ chàng trai thường xuống bến sớm và phát hiện những luống hoa cải bà để giống cho vụ sau bị ai đó ngắt nham nhở từng quầng. Bà ca thán với con và chàng trai quyết rình bắt cho được kẻ phá hoạị Khi Chinh đang quỳ trước đám hoa cải vừa vuốt ve chúng vừa thì thầm trò chuyện thì nghe tiếng quát khẽ nhưng rất gắt của chàng traị Cô giật mình hoảng hốt quay lại, và vẫn trong tư thế quỳ, cô ngước mắt lên nhìn chàng trai, người run lên vì sợ hãị Cô không khái niệm được sự sai trái do việc làm của mình, mà sợ hãi vì trước cô trong đêm trăng lạnh là một người lạ.

- Cô là aỉ Cô làm gì ở đây ?

Chàng trai hỏi và bước lại gần cộ Cô lúng túng đứng dậỵ Chợt những làn mây mỏng tan đị ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cộ Bây giờ thì đến lượt chàng trai giật mình. "Đẹp quá !". Anh thầm kêu lên. Sao trong đêm trăng tĩnh lặng trên bãi sông ở một làng quê hẻo lánh này lại xuất hiện một người con gái đẹp như thế ? Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp. Đôi môi cô khẽ mím lại còn đôi mắt thì mở tọ Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.

- Em ở đâu đến ?- Chàng trai nói bằng hơi thở. Giọng nói và gương mặt đàn ông đầy độ lượng của anh đã làm cho cô hết sợ. Cô mỉm cười nhìn xuống dòng sông, ở đó tỏa một quầng sáng đèn dầụ "à", anh chợt hiểụ Hàng tuần về thăm mẹ, anh vẫn thấy chiếc thuyền lấy cát ấy neo ở bến sông làng anh. Biết vậy nhưng anh vẫn hỏi lại:

- Em ở dưới thuyền à ?

Cô gật đầụ

- Em thèm ăn rau cải à ?

Chinh bật cườị Nụ cười ngợp lên người anh. Anh thấy mình mê đi trong khoảnh khắc.

- Thế em muốn gì ? Anh lúng túng hỏị

Chinh không trả lời mà giơ một nắm ngọn cải nhiều hoa ra trước anh.

- Hoa cải ? Em thích hoa cảỉ- Anh ngạc nhiên hỏị Cô gái lại gật đầụ

- Em về đâỵ Bố em gọi !

Anh bỗng hoảng hốt sợ cô biến mất. Anh đứng lặng nhìn cô và rồi vội vã ngắt những chùm hoa cảị Chinh nhận bó hoa cải từ tay anh rồi quay người đi xuống bến.

- Này em ! - Chàng trai chạy theo - Tên em là gì?

- Chinh.

- Anh là Thaọ Nhà anh ở kia kìạ Mai em lên nhé. Hoa cải nhà anh đấỵ

Chinh mỉm cười gật đầu và đi xuống bến. Anh nhìn theọ Đến lúc này anh mới nhận ra mái tóc như thiên thần của cộ Anh ngửa mặt lên trờị Có lẽ mái tóc ấy đã từ vầng trăng chảy xuống.

Sáng sau, Thao dậy sớm. Suốt đêm qua hầu như anh không ngủ. Anh nghe tiếng bà mẹ ca thán dưới bếp: "Không biết đứa nào lại phá luống hoa cải đêm qua". Thao mỉm cười sung sướng. Anh chạy theo con đường nhỏ xuống bến sông. ở giữa sông, chiếc thuyền của gia đình Chinh nằm bình yên trên mặt nước. Một ngọn khói xanh tỏa ra từ con thuyền lặng lẽ tan xuống mặt sông như sương. Thao đứng trên bờ hồi hộp đợi, nhưng không thấy bóng một người con gái nàọ Chỉ có hai người đàn ông đang loay hoay làm gì đó trên mui thuyền. Hay là đêm qua anh nằm mợ Có phải thật sự đêm qua anh đã gặp một người con gái như thế không? Thao chờ mãi và cuối cùng anh buồn bã trở lại bãi hoa cảị Bên luống hoa vẫn còn in những dấu chân. Và cạnh đó là những cánh hoa cải rụng lấm tấm vàng.

Rồi vào một đêm sau đó ít ngày, Chinh lại chèo chiếc mủng nhỏ lên bờ. Họ đứng nhìn nhau trong ánh sáng mờ mờ của trăng bị mây mỏng che khuất. Họ chưa biết gì về nhau nhưng cả hai đều nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đang đan quấn vào họ như tơ nhện.

- Bố em đi rồi - Chinh thì thàọ

- Đi đâủ

- Bố đi có việc mấy ngày tận cuối sông.

- Đêm nay em ở lại trên bờ với anh nhé. Em đừng về.

- Bữa trước ở dưới thuyền em nhìn thấy anh, nhưng em không dám rạ Nếu anh nhìn thấy em anh gọi thì bố em giết chết em.

- Sao lại giết? Thao hỏi và bật cườị
- Thật đấỵ Cô nói và nhìn anh bằng đôi mắt buồn, rồi cầm tay anh đi về phía bãi hoạ Họ ngồi xuống giữa những luống hoa cảị Hơi thở họ phả nóng mặt nhaụ Xung quanh họ hoa cải vàng lấp lánh dưới trăng.

- Anh yêu em! Anh nói như phải cố gắng hết sức mình. Cô nhìn anh lặng lẽ như không hiểu điều anh nóị Anh nâng gương mặt cô lên.

- Anh yêu em.

Chinh vẫn im lặng. Gương mặt cô như đang ngủ trong lòng đôi bàn tay anh. Anh cúi xuống hôn cô và thấy cô rùng mình. Đôi môi cô khẽ mím. Cô không biết đó là tình yêụ Cô chỉ thấy rằng ngực cô như bị nén chặt. Người cô bừng nóng. Cô cảm thấy hơi ấm của mẹ cô từ những năm tháng xưa đang tỏa vào cộ Cô vội đứng dậỵ Thao ngơ ngác đứng theọ Bỗng cô ôm lấy anh khóc nức nở. Một lúc sau, cô ngước lên nhìn anh và hỏi:

- Anh là người mặt đất à?

- Trước đây, anh là một người lính - Anh nóị

*
* *

Trời mỗi ngày một ấm lên. Những cánh hoa cải rụng xuống mỗi ngày một nhiềụ Rồi đến một hôm anh giật mình nhận thấy hoa cải đã rụng gần hết, chỉ còn lại những bông nở muộn. Anh cứ cảm thấy rằng khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống thì Chinh sẽ biến mất.

- Em phải ở lại đây với anh. Em sẽ ở nhà anh với mẹ. Em không đuợc đi đâu cả.

Cô nhìn anh lắc đầụ Anh rút trong túi ra một tờ giấy đưa cho cộ

- Anh chép thơ tặng em đấỵ Thơ Tago em biết không?

- Em không biết chữ.

- Sao, có thật thế không?

Anh ngạc nhiên hỏi và lòng anh bỗng xót xa, anh đỡ cô ngồi xuống và ôm cô vào lòng.

- Anh sẽ dạy em học. Anh cũng đang đi học đấỵ Bây giờ anh giúp gì được em nào, em nói đi!

Chinh xoay người ngồi tựa vào lòng anh. Cô kể cho anh nghe cuộc đời của gia đình cộ Cuối cùng cô quay lại nhìn anh và nói:

- Em muốn nhờ anh một việc. Em muốn đưa mẹ em lên bờ.

- Lên bờ ! Đúng rồị Chúng mình sẽ đưa mẹ lên bờ. Chúng mình sẽ để mẹ yên nghỉ ở bãi sông nàỵ Anh sẽ trồng thật nhiều hoa cải bên mộ mẹ.

Cô gật đầu cười hạnh phúc.

Thế là gần một năm gia đình ông Lư ở lại bến sông làng Chùạ Đôi khi họ cũng vắng bến dăm ba ngàỵ Một mùa hè lại đến. Đêm đêm Chinh thích thả mình xuống dòng sông. Bơi bên cô là Thaọ Anh có một cơ thể khoẻ mạnh cân đốị Năm năm rèn luyện trong lực lượng đặc công nước đã cho anh vốn sức khoẻ và sự phát triển cơ thể ấỵ Sau ngày giải ngũ, anh thi vào đại học ngoại ngữ khoa tiếng Anh. Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đaụ Một lần khi đang bơi bên anh, Chinh thấy chóng mặt, cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt dừng chảy, im phắc lắng nghe cô, rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng. Quanh họ, có những con cá bay lên khỏi mặt nước như một mảnh trăng con lấp lóạ

Như thường lệ, vào ngày giỗ bà mẹ, cả gia đình ông Lư nghỉ việc nhổ neo về Bãi Yên. Cũng chính ngày này Thao thay Chinh đốt những nén hương cắm trên mộ của bà mẹ. Thao đã bí mật đưa phần mộ của bà lên bờ mấy tháng nay và chôn ở ngay trong vườn nhà anh. ở Bãi Yên sau khi làm lễ xong, ông Lư sai Sỏi lặn xuống đáy sông để kiểm tra lại ngôi mộ. Gần một phút sau, tăm nổi lên sùng sục và Sỏi nhao lên khỏi mặt nước kêu thảng thốt: "Mộ bị phá ! Mộ bị phá rồi". Một ngọn lửa bỏng rát táp vào mặt ông Lự Ông lao xuống sông hít một hơi dài và lặn xuống. Những hòn đá xanh đã bị vứt ngổn ngang. Ông Lư biết không phải nước mà có một người nào đó đã phá ngôi mộ. Nhưng ai đã làm việc đó ? Câu hỏi ấy làm máu ông sôi lên. Không ai biết ngôi mộ này ngoài những người trong gia đình ông. Ông ngoi lên và ra lệnh: "Thả gầu xúc cát xuống". Họ bắt đầu đàọ Sau gần nửa tiếng đồng hồ ông mệt mỏi trèo lên thuyền. Ông lẩy bẩy bước đến cửa nhà thuyền đỡ lấy quả bầu khô đựng rượu, ngửa cổ lên uống.

- Đứa nào ?- Ông gầm lên- Đứa... ưa... ưa... nạ..ào... àỏ

Tiếng ông kéo dài như tiếng rú khản đặc dội vào đôi bờ, vọng lại rền rền trên mặt sông. Tất cả những người trên thuyền cúi đầu im lặng. Trong góc nhà thuyền, Chinh ôm chiếc gối vào lòng kinh hoàng.

Đến gần nửa đêm chiếc thuyền mới quay trở lại bến Chùạ Ông Lư ngồi gục đầu trên mui thuyền, trông ông già đi hàng chục tuổị Hai anh con trai im lặng chèo thuyền.

Buổi sáng hôm sau mọi người dậy rất sớm. ở ngoài mui thuyền ông Lư vẫn ngồi đấỵ Ông đã ngồi như thế suốt đêm quạ Bỗng cô con dâu chạy từ trong nhà thuyền rạ

- Bố! - Cô gấp gáp gọi ông và giúi vào tay ông một xếp giấy cũ nhàụ

- Cái gì thế nàỷ ông hỏi và giơ những tờ giấy ra... Ông không biết chữ nhưng ông linh cảm thấy một điều không bình thường trong những tờ giấỵ

- Cả đâu !- Ông gọị Sỏi đang hút thuốc lào vội chạy rạ - Mày đọc xem cái gì đâỵ

Sỏi cầm lấy những tờ giấy và đọc. Trước khi mẹ Sỏi mất, ông Lư vẫn gửi Sỏi đến học ở một trường làng cùng con một ông bạn thuyền làm nghề chở đò ngang.

- Thưa bố. Đây là thư của một đứa nào đấy gửi cho con Chinh. Chúng nó nói chuyện yêu đương. Nhưng con Chinh có biết chữ đâu nhỉ.

- Con Chinh đâủ Ra đâỵ

Ông Lư gầm lên. Từ trong nhà thuyền, Chinh vừa khóc vừa chui rạ Cô đã nghe thấy câu chuyện vừa rồị

- Đứa nàỏ Của đứa nàỏ - Ông gầm lên và giúi nắm giấy vào mặt cộ Cô khóc nấc lên.

- Của... của anh ấỵ Con xin bố. Con lạy bố!

Ông Lư giáng một cái tát vào mặt cộ Chinh ngã vật xuống sàn thuyền. Cô chống tay ngồi dậy khóc nức nở. Cô chắp tay lạy ông.

- Con xin bố. Con lạy bố. Con và anh ấy yêu nhaụ

- Trời ơi ! Ông Lư kêu lên - Thế là nó đã lên bờ rồị Nó đã đạp lên lời nguyền của tạ Nó giết chết cả gia đình này rồi!

Ông túm lấy mái tóc dài của cô, giúi đầu cô xuống sàn thuyền và vung rìu chặt mái tóc. Ông nắm phần tóc bị đứt ném xuống sông. Một ngọn gió ở đâu ào đến. Gió cuốn mái tóc lên không. Mái tóc bay rối bời, quằn quạị

- Đánh tuốt xương nó ra - Ông nói và rút chiếc cần câu trên mái liếp của nhà thuyền quất vào cô vun vút. Chinh vòng tay ôm lấy bụng. Người cô giật lên từng cơn. Một lúc sau ông dừng lại, túm lấy áo cô giật mạnh. Chiếc áo rách tan chỉ còn lại hai đoạn tay áọ

- Tao sẽ lột hết quần áo và vứt mày lên bờ...

Ông nói đến đó bỗng dừng lại, mắt mở tròn. Những người trong gia đình cô cũng chững người lại nhìn cộ Trước mắt họ cô đang ngồi khóc không thành tiếng, mái tóc dứt nham nhở dính bết vào lưng cô đầy máụ Đôi vú cô hơi sệ xuống, núm vú thâm lại, chiếc bụng chửa đã năm tháng của cô bây giờ bỗng to hẳn lên, hổn hển thở.

- Nó có chửạ Nó có chửa, bố ơi!

Sỏi thảng thốt kêu lên. Đôi mắt ông Lư đờ đẫn. Chân tay ông run lên như bị bệnh thần kinh.

- Thảo nào... - Cô con dâu chặc lưỡi - Đúng là con của ma của quỷ nên nhìn đẹp đến lạnh cả ngườị

Đúng lúc đó Thao bám mạn thuyền nhảy lên. Anh chạy lại ôm lấy Chinh.

- Anh ơi !- Cô nấc lên.

- Các người không được làm thế. Các người thật dã man. Thao rít lên, lòng anh đầy đau đớn và uất hận. ở sân nhà, anh đã nghe thấy tiếng kêu gào, khóc lóc của Chinh. Anh chạy xuống bến và nhận thấy ông Lư đang đánh Chinh trên thuyền. Anh không kịp cởi quần áo dài, cứ thế lao xuống sông bơi đến nơi con thuyền đậụ

- Mày, chính là mày - Ông Lư bước lại trước Thao - Mày đã hại đời nó. Tao sẽ giết màỵ Tao phải giết màỵ

- Chính ông đã giết chết cuộc đời cô tạ Ông đã chôn vùi bà mẹ dưới đáy sông lạnh lẽo tối tăm, ông đã chôn vùi cuộc đời con cái ông trên chiếc thuyền nàỵ

- Trời! Ngôi mộ... ngôi mộ. ở đâủ Mày, mày... ngôi mộ.

- Đúng. Chính tôi đã đưa ngôi mộ bà mẹ lên bờ. Con gái của ông đã nhờ tôị Cô ta đã làm đúng lương tâm và lòng hiếu thảo của một người con. Chính ông và gia đình này phải cảm ơn cô ấỵ Bây giờ ông chỉ biết quyền lực của ông. Chỉ vài năm nữa ông chết đị Nhưng ông đã và đang đày ải những người khác sống một cuộc đời tối tăm vô nghĩạ Bây giờ ông phải cho cô ấy lên bờ.

Anh cúi xuống nhìn xót xa tấm lưng cô, lưng Chinh bầm tím và ứa máụ Rồi anh ngẩng nhìn mọi người nói:

- áo đâu ? Đưa áo cho cô ấy mặc.

Cát lặng lẽ đi vào nhà thuyền và mang ra một chiếc áo đưa cho anh. Anh mặc áo cho cô và đỡ cô vào nhà thuyền. Một lúc sau anh bước ra nhìn ông Lư và nói:

- Ông phải cho cô ấy lên bờ và chính cả ông nữạ Tôi yêu cô ấy và tôi sẽ cưới cô ấy làm vợ.

- Mày là một con quỷ. Mày đã phá hại gia đình taọ Mày phải mang trả lại cho tao ngôi mộ.

- Nếu ông chấp nhận cho cô ấy lên bờ thì tôi sẽ chỉ cho ông biết ngôi mộ ấy ở đâụ Nhưng ông cũng không được đưa ngôi mộ ấy trở lại dòng sông.

Bây giờ tôi về lấy thuốc cho cô ấỵ

*
* *

Khi Thao đi mua được thuốc cho Chinh trở về thì chiếc thuyền không còn trên bến Chùa nữạ Ông Lư đã cho con thuyền nhổ neo ngay sau khi anh rời chiếc thuyền. Anh không biết con thuyền đi về hướng nàọ Anh quyết định chạy theo hướng dòng sông chảỵ Ông Lư biết trước chuyện đó. Ông căng buồm cho thuyền chạy ngược dòng. Ông ngồi giữ bánh láị Còn Sỏi và Cát phải lên bờ để kéo phụ cho chiếc thuyền đi nhanh hơn. Mây đen bỗng cuồn cuộn đổ về. Mưa mùa hạ ập xuống như trút nước. Dòng sông rộng nên gió càng thổi mạnh. Thao vừa đi vừa thở trong mưạ Đất trời mù mịt. Trên dòng sông lác đác có những con thuyền cập vào hai bờ tránh bãọ Cứ thấy bóng một con thuyền Thao lại cất tiếng gọị Nhưng chỉ thấy gió bão trả lời anh. Anh rét run lên rồi ở trong ngực như có một ngọn lửạ Ngọn lửa đốt nóng rát lồng ngực. Ngọn lửa chui qua cổ anh lên mũi, lên mồm. Thao phải quay về nhà. Anh không đủ sức đi tiếp. Vừa về đến nhà thì cơn sốt lên đến lúc cao nhất. Anh cố gắng thay quần áo và nằm vật ra giường. Bà mẹ hốt hoảng đắp chăn cho anh và đi rang cám đánh gió cho anh. Đến tối anh mê sảng, người nóng ran. Mọi người vội vã đưa anh đi bệnh viện. Mỗi khi tỉnh lại anh lại hỏi:

- Thuyền về chưả

Không ai hiểu câu anh hỏị Mọi người nhìn anh lo lắng. Còn anh cứ mỗi khi nhắm mắt thiếp đi lại thấy chiếc thuyền, thấy dòng sông và Chinh đang bơi đến bên anh. Bỗng Chinh dừng bơi, ôm chặt lấy anh kêu lên khe khẽ. Gương mặt cô vừa đau đớn vừa hạnh phúc. Cô mỉm cười và trán đầm mồ hôị Rồi anh nghe tiếng trẻ khóc. Tiếng khóc âm vang náo nức cả dòng sông. Anh bế đứa bé nâng lên khỏi mặt nước. Nhưng rồi đôi tay anh nhẹ bẫng. Anh giật mình, đôi mắt dài dại mở ra nhìn mọi người, môi anh thì thào:

- Thuyền đã về chưả

Khi cơn sốt chưa kịp khỏi hẳn, anh đã quyết định đi tìm Chinh. Anh nói với bà mẹ rằng có lẽ hai tuần tới anh không về nhà. Anh phải đọc một số sách tư liệu cho năm học mớị Anh lấy xe đạp và bắt đầu cuộc hành trình dọc sông Đáy nhưng suốt một tuần đầu anh không có được một tin gì về Chinh. Anh la cà ở những nơi thuyền tụ tập đông đúc. Anh kể cho những người làm nghề sông nước về gia đình cộ Có người nói họ nhìn thấy chiếc thuyền đó qua nơi họ đã ở mấy hôm trước. ở trên mui thuyền có một cô gái hai tay bị trói vào cọc. Có người lại kể rằng họ thấy một thuyền câu nhỏ cứ quay tròn trôi theo làn nước, trong thuyền có một đứa bé mới đẻ. Một đôi vợ chồng già không có con đã đón đứa bé ấy về nuôị Rồi lại có người nói rằng họ nghe đồn có một người đàn bà chết trôi, trên bụng có một đứa bé mắt tròn như mắt cá. Đứa bé ấy nhìn vào bờ cứ cười ba tiếng lại khóc ba tiếng... Thao cứ đi mãi theo những lời đồn đại như chuyện cổ tích của những người dân chài cho đến khi ra đến biển. Biển tít tắp không bờ không bến và rền rĩ tiếng sóng.

Cho đến một buổi sáng Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cảị Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấm áp đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cảị Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn.
Nguyễn Quang Thiều



17 tháng 12, 2008

CÁT VÀ ĐÁ (SAND &STONE)

Chuyện kể về hai người bạn băng qua sa mạc. Trên chặng đường đi, họ tranh cãi với nhau, người này đã đánh vào mặt người kia một cái.

Người bị đánh lặng lẽ không nói một lời, rồi viết lên trên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã đánh vào mặt tôi”. .

Họ vẫn tiếp tục đi cho đến khi nhìn thấy một ốc đảo và quyết định dừng lại tắm. Hai người loay hoay tìm chỗ, do không chú ý, người bị đánh lúc trước sa lầy vào vũng bùn, dần dần bị lún xuống. Càng vùng vẫy càng bị lún, anh kêu cứu.

Người bạn kia thấy vậy vội vã chạy đến cứu. Sau khi hoàn hồn thoát chết, người được cứu viết lên một phiến đá gần đó: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hỏi: “Khi tôi đánh anh, anh viết lên cát. Bây giờ anh lại viết lên một phiến đá, tại sao vậy?”

Người vừa được cứu vừa bị đánh trả lời: “Khi ai đó làm đau chúng ta, chúng ta nên viết trên cát nơi gió có thể xoá đi dễ dàng. Nhưng khi được ai đó cứu giúp, chúng ta phải khắc sâu vào đá nơi không ngọn gió nào có thể xoá mờ”.

Bạn hãy học cách viết nỗi đau trên cát, khắc niềm vui lên đá. Trên hết, hãy học cách vị tha và bày tỏ lòng biết ơn.

12 tháng 12, 2008

Tản mạn về những ngày đi học


Tôi đi học, tuần ba buổi, buổi hai tiếng. Cứ thế, đã chín tháng rồi. Nhớ những ngày đầu đến với trung tâm tin học An Tiến này, các cô nhân viên cứ gọi tôi bằng anh. Tôi không hề "tưởng bở" rằng đó là do trông mình còn trẻ. Chính xác là do định kiến của các cô: họ không nghĩ là một người đã bệnh tật và lớn tuổi như tôi lại còn đi học. Dần dần khi biết tuổi của tôi, tất cả đều chuyển sang gọi tôi bằng chú. Riêng các học viên cùng lớp vẫn cứ gọi tôi bằng anh như trước, có lẽ đơn giản vì hôm khai giảng, giám đốc trung tâm đã dặn họ gọi như thế để... "tránh cho anh ấy cảm giác lạc lõng".

Thật sự tôi cũng không biết mình phải như thế nào cho đúng. Vì nói thật lòng tôi vẫn thích được gọi bằng anh, gọi như thế có cảm giác gần gũi hơn. Tuy nhiên, khi một người quá trẻ tuổi gọi mình bằng anh tôi lại có cảm giác không ổn, y như thể tôi đang làm hay chứng kiến một điều gì đó sai trái mà không phản ứng. Ai nói rằng lối xưng hô không quan trọng là lầm. Giá như tiếng Việt có một từ xưng hô "trung tính" thì hay quá!

Trung tâm có năm tầng, trang bị cầu thang máy. Nhưng tôi rất ít khi dùng chúng, trừ những khi gần như là "bị" các cô ân cần dắt vào buồng thang máy, bấm giùm cả tầng đến. Ngoài những lúc như vậy tôi toàn leo cầu thang bộ. Nhiều lần các cô hỏi tôi đều bảo : "Đi như vậy để tập cho chân khỏe cô ạ". Nhưng ngoài lý do ấy không ai biết tôi cố đi như vậy, dù rất mệt vì tôi cảm thấy mắc mợ nơi này: Họ đã giúp tôi bằng cách cho học miễn phí, thế thì tôi không muốn làm tốn thêm của họ một khoản nào nữa vì tôi biết thang máy tiêu thụ một lượng điện rất lớn.


Khi quyết định đi học tôi đã dọn sẵn cho mình một tư thế là chấp nhận tất cả và cương quyết vượt qua mặc cảm. Nhưng đến giờ phút này tôi
cũng không dám chắc là mình đã làm được điều đó chưa. Bởi vì tôi vẫn chưa thể thản nhiên coi như không khi một ánh mắt nào đó bất chợt dừng lại trên thân thể không toàn vẹn của mình. Cũng may là các thầy và nhân viên ở đây rất lịch sự và niềm nở. Điều đó giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn. Kiến thức, tôi cần nó. Kỹ năng tôi cần nó. Và tôi cần cả những tấm lòng. Ngày xưa, căn bệnh bắt đầu khi tôi học lớp 8, bênh tiến triển tương đối chậm nhưng đến năm lớp 10 tôi đã bắt đầu đi đứng khó khăn . Môn học tôi sợ nhất là thể dục. Dù tôi đã cho thầy biết bệnh của mình nhưng thầy vẫn buộc tôi tham gia tập chạy. Mới đầu tôi cắn răng lại, khó nhọc chạy gằn từng bước cố theo kịp các bạn rồi sau đó đành lê từng bước một vì không thắng nổi cơn đau.  Và cuối cùng tôi đứng đó, đơn độc giữa sân trường mênh mông, tôi đứng đó mắt nhòa đi mà nghe những câu trêu chọc, những ánh mắt giễu cợt từ bọn học sinh vô ý thức.

Cho đến bây giờ, đã hơn 30 năm trôi qua, thỉnh thoảng trong giấc mơ tôi vẫn thấy mình chạy, chạy hoài mà không đến đích trong những tiếng châm chọc, dè bỉu: Ha ha, coi thằng xi cà que nó lết kìa! Lết đi, lết đi, lết tới tết Congo luôn đi!

Những vết mỗ trên người tôi mãi vẫn chưa hết đau. Mỗi lần leo lên chiếc xe gắn máy để đứa cháu chở đi học mặc dù đã cử động rất chậm, vẫn có lúc cột sống tôi đau nhói. Suốt đoạn đường từ nhà tới lớp
tôi luôn phải gồng cứng người, hai chân ghì chặt vào hai bên hông xe, hai tay chống hết sức xuống yên xe nâng người lên để cố làm giảm bớt sự rung lắc, vì bất cứ sự lắc lư nào cũng khiến tôi đau đến nỗi mặt mày xám ngắt. Thế nên khi đến nơi tay chân tôi mỏi rã rời.  Tôi cảm thấy mệt mỏi và đuối sức. Có lúc tôi thấy nản và muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi tôi vẫn tiếp tục. Rồi đây không biết có một nơi nào mở vòng tay đón nhận một người khuyết tật như tôi, cho tôi một công việc để tôi được sống, được làm việc như một người bình thường và để tôi không mãi còn đeo đẳng cảm giác nặng nề rằng mình luôn mắc nợ cuộc đời này. Tôi không biết nhưng tôi vẫn phải cố gắng học để còn tìm cho mình một lối đi.

Chín tháng học vừa qua đã cho tôi nhiều thứ. Tôi kiên định hơn, kiềm chế hơn và tích lũy thêm nhiều kiến thức. Cám ơn An Tiến đã cho tôi những điều đó. Một lời cảm ơn hay thậm chí ngàn lời cám ơn cũng không sao nói hết sự trân trọng của tôi đối với trung tâm này, nơi lần đầu tiên tôi nhận được sự giúp đỡ về vật chất từ những người không là ruột thịt máu mủ của mình. Bài viết này xin xem như một cách thổ lộ nỗi niềm, bày tỏ lòng tri ân dù có thể là chẳng ai đọc bao giờ.


Truyên ngắn hay: TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC



Mười sáu tuổi Nilam đã làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuống ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.

Sau mùa mưa, nhờ có người quen đến xin giúp, cha mẹ gửi Nilam lên thủ phủ học nghề hộ lý. Cô và một cô gái khác thuê chung một căn phòng nhỏ của một bà chủ trọ đầy ý thức giữ gìn gia phong nếp nhà. Người như bà ta mỗi khi nhận đủ tiền thuê nhà thì lập tức trở thành viên cảnh sát mặc váy, thậm chí thành một mái gà xù lông xoè cánh che chở cho lũ vịt con ấp hộ mà chỉ sểnh ra là bị quạ và chuột tha đi mất.

Cạnh phòng hai cô là hai chú sinh viên trường tổng hợp. Lạ gì cái thứ con trai như thế, ở nhà trước mặt cha mẹ thì mặt gằm xuống, con gái đi qua trước mặt cũng chẳng dám nhìn, nhưng trọ học xa nhà thì như một lũ hổ đói sổng chuồng. Cả hai gã giống nhau là đều có một ánh mắt lục lọi. Khác nhau là một gã chỉ lục lọi nhìn Nilam, gã kia thì cái nhìn lục soát cả hai cô. Cô bạn gái tố váo với viên cảnh sát mặc váy. Bà ta tức tốc gõ cửa một phòng trọ, vừa gõ vừa gọi một người nào đó tên là Ravi. Chàng Ravi mở cửa đi ra. Mắt sâu, râu quai nón, mỗi bước đi là một bước tự tin. Bà chủ giao cho Ravi việc để mắt trông chừng hai gã tổng hợp và hành động kịp thời khi cần. Thế là thành một cái dây: Hai gã kia nhòm ngó hai cô. Ravi canh chừng hai gã, bà chủ thì bao quát tất cả. Cuối tháng bà xua hai gã đi nơi khác và lấy lại phòng trọ.

Một sáng chủ nhật Ravi cho Nilam đi xem phim Mỹ. Cùng lúc cô phạm hai điều răn. Con gái quê không được phép có bạn trai trước khi lấy chồng, càng không được đi cùng bạn trai đến nơi công cộng. Con gái quê cũng không được xem phim Âu Mỹ. Nilam trước đây chỉ xem toàn phim Ấn Độ, có nhảy nhót ca hát, có những người hùng đi báo thù và giải thoát cho người đẹp. Phim Mỹ này thì người hùng chẳng ra người hùng, cũng chẳng có nhảy nhót hát hò í ới mà lại nhiều pha trần trụi ghê người. Nilam run rẩy bấu chặt tay vào vai Ravi lúc nào chẳng rõ. Anh điềm tĩnh gỡ tay cô ra, nắm chặt hồi lâu cho tới khi Nilam thật bình tâm mới nhẹ nhàng trả tay cô về chỗ cũ.

Chủ nhật sau không phim Mỹ cũng chẳng phim Ấn Độ. Hai người đi dạo trong khu vườn kim tước rậm rạp như rừng. Đang mùa hoa. Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng. Ravi đột nhiên ghé sát lại, má áp vào má Nilam. Cô nhắm nghiền mắt, môi mím chặt, sợ tái người cái cảnh môi bập vào môi trong phim Mỹ. Nhưng Ravi chỉ để cho chóp mũi chạm vào chóp mũi Nilam, rồi hai cái chóp mũi Ấn Độ, hai tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau, cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi của người kia. Vào chính lúc mũi của hai người gần như bắt cùng một nhịp thở, thì Ravi bỗng rung giật toàn thân và bật người ngồi thẳng dậy. Họ tựa vào nhau như hai con sóc đất gặp mưa cho tới khi qua cơn run rẩy.

Tối đến, cô bạn gái chợt hỏi xem Nilam có coi Ravi là chàng trai tốt và người tốt có được phép đến khi vực đèn đỏ không. Khu vực đèn đỏ là thế nào? Cô bạn ghé tai giải thích một câu làm Nilam rùng mình. Đó là nơi những đứa con gái bị bắt cóc từ Nepal sang, hoặc gái quê được dỗ ngon dỗ ngọt là sẽ có việc làm ở thành phố, rút cục phải bán thân nuôi chủ chứa. Chiều nay chính mắt cô thấy Ravi đi vào một nhà chứa, cách nơi họ ở mấy dãy phố. Nilam nhẩm tính và nhận ra rằng nếu thực sự Ravi tới đó thì anh đã tới sau lúc hai người chia tay.
Cô bạn không muốn để Nilam coi mình là kẻ tiêu ngoa dựng chuyện. Một buổi tối, cô ta từ đâu xồng xộc chạy về phòng, lôi tuột Nilam lao ra phố. Hai cô gái len lén bám theo sau Ravi, lẩn quất quanh co qua những đường phố tối. Đến trước ngôi nhà mờ mờ đèn đỏ có mấy cô gái Nepal đang chờ khách, Ravi rẽ vào.

Nilam trở về, ngồi chờ Ravi trước cổng nhà. Chờ hơn một giờ, thời gian đủ để ứa hết nước mắt tới mức khi Ravi bước vào cổng thì mắt Nilam đã trở nên khô khốc. Ravi, anh đi đâu về? Ravi là người không thích nói dối, nên chỉ sững lại trước giọng nói ngàn ngạt và âm sắc quá lạnh lùng, và khi Nilam nói rằng cô biết rất rõ anh vừa từ đâu ra thì Ravi tin ngay rằng mình có lỗi. Một chàng trai Ấn đứng đắn là người trong cơn yêu vẫn biết giữ gìn sự trinh trắng cho người mình yêu. Đó là lời giải thích hợp lý đối với một cô gái Ấn Độ mặc dù không thể chấp nhận được.

Sáng hôm ấy Nilam chuẩn bị tới bệnh viện thực tập thì bố mẹ từ quê lên. Nilam được phép thu xếp đồ đạc trong vòng nửa giờ để ra tàu về quê lấy chồng. Chú rể là Raja, không ai khác ngoài cái anh chàng dạo trước mang sáo đến thổi mà không dám đứng gần nhà, âm thanh xa xôi như tiếng dễ kêu trên đồng bãi. Thực ra bố mẹ Nilam đã chọn Raja từ lâu, nhưng mãi tới nay mới tạm lo được khoản hồi môn trị giá 60.000 rupi nhà trai thách cưới. Đấy là khoản hồi môn phải chăng nhất ở làng mặc dù gia đình Nilam cũng phải bòn vét tới hạt lúa mì dự trữ cuối cùng để lo cho đủ. Lý do này khiến nhà gái chẳng thể trì hoãn để bỏ lỡ. Chậm một vài năm nữa thì không thể cưới chồng cho Nilam với giá ấy.

Cứ ào ào như nước tràn qua đập. Thôi thì bỏ hết, bỏ cả lớp y tá, chỉ cần bà chủ trọ biết là đủ. Ravi thì ở trường đến chiều mới về. Chỉ mới cách đây mấy hôm, Nilam đã bắt anh phải thề trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni rằng sẽ không bao giờ mò tới khu vực đèn đỏ. Làm như vậy mà vẫn phải giữ trinh tiết cho người mình yêu là một việc quá đỗi khó khăn, nhưng Ravi đã thề. Thần Kama chứng giám cho tình yêu của anh. Và thần Agni sẽ nổi lửa hoả thiêu Ravi nếu anh không giữ được lời thề.

Nhưng từ đây Nilam không còn là của anh nữa, cô muốn nhắn anh rút lại lời thề. Nhắn cho trai qua bà chủ thì không một cô gái nào dám làm.

Lễ cưới được tổ chức tằn tiện trong ba ngày. Các cuộc tế lễ của ngày đầu tiên đều xuôi xẻ thuận chiều. Raja sướng phát cuồng, rủ bạn bè ra chân đồi, chui vào bụi uống hết hai chai rượu dấm dúi mua giấu các vị phụ huynh. Ngồi trên lưng con ngựa trắng đến nhà gái để làm lễ thề nguyền trước thần lửa. Raja hát rống lên trong nước mắt chan hòa. Anh em bằng hữu tháp tùng có thể nhảy múa hát hò tuỳ thích, chú rể thì không. Lại càng không được để rơi nước mắt. Người ta lôi Raja xuống, lau sạch nước mắt, trang điểm lại, nhưng anh ta vẫn hat ra rả đến mức có người định lấy giẻ nhét vào mồm, sợ nhà gái biết được. Rồi Raja nhất định không chịu leo trở lên lưng ngựa mà lao vào giữa đám bạn bè, nhảy múa cười hát như đi dự lễ cưới của một người khác.

Tin bay tới nhà gái. Kẻ được kén làm rể hoá ra là một tên rượu chè be bét. Hắn lại còn không chịu leo lên lưng ngựa, khác nào hắn tự chối bỏ quyền được làm chú rể. Đám rước chú rể bị yêu cầu dừng lại giữa đường. Đại diện nhà gái đùng đùng kéo sang nhà trai, hùng hồn tuyên bố rằng Raja là một kẻ không được chấp thuận trong quan hệ thông gia. Phía nhà trai như bị sét đánh, dúm dó cả lại trong nhục nhã ê chề. Thôi thì rõ ràng là lỗi ở con trai chúng tôi, nhưng huỷ bỏ một đám cưới thì làm sao cứu vớt được danh dự ho gia đình này, mong nhà bên ấy độ lượng suy xét lại. Giờ thì chúng tôi sẵn lòng chỉ nhận 55.000 rupi.
Bớt được năm ngàn để nhận một món hàng kém phẩm chất như thế thì đến lượt nhà gái bị ô danh. Cứ xem hàng may sẵn ê hề ngoài chợ kia, lỗi mốt một cái là bị hạ giá năm mươi, sáu mươi phần trăm, thậm chí giảm tới tám mươi phần trăm mà có ma nào thèm nhìn tới.

Cơ quan đầu não của nhà trai hoàn toàn bị tê liệt, nhưng hình như cái ngọ ngoạy của một ngón tay đã cứu được cái cơ thể gần chết cả mười phần. Amar, thằng em con chú của Raja, ghé tai ông bác thì thầm, từng lời như liều thuốc hồi sinh tưới vào cái tử thi xám ngoét của ông. Rồi cứ như kẻ bị nhập đồng, nghe được câu nào ông để cho nó văng ra cửa miệng câu ấy. Thằng Raja nó đốn mạt, chúng tôi xin nhận lại cháu để dạy trong nhà, nhưng nó còn hai đứa em trai, mười tám đôi mươi cả, thêm thằng Amar nữa là ba. Xin nhà bên ấy chọn cho một đứa làm rể để đổi lấy thằng Raja, và chúng tôi chỉ xin lấy 50.000 rupi hồi môn.

Thôi cũng đành. Thầy tử vi lập tức được gọi đến kẻ kẻ vẽ vẽ. Ban đầu dường như Nilam hợp với cả ba ứng cử viên loại hai kia. Đến phép cuối cùng thì cung Song Ngư của Nilam loại bỏ không thương tiếc hai chú em ruột của Raja, mà chỉ còn hợp với cung Tranh Nữ của Amar. Cái thằng Amar tẩm ngẩm tầm ngầm, ai cũng bảo là hiền lành, đột nhiên thành cái đầu của cả họ, rồi nhảy lên lưng con bạch mã cứu vớt thanh danh cho cả họ.

Nilam về làm dâu nhà Amar. Con chú con bác sống chung một nhà nên cô không sao tránh mặt Raja. Ngày nào Raja cũng mang sáo ra thổi, giờ thì tiếng sáo rất gần, ở ngay trong nhà, thật là phẫn, thật là não nùng đến mức Nilam phải nhân lúc vắng người nói với Raja rằng nếu anh cứ thổi sáo như thế một tháng nữa thì cô sẽ phát điên lên mất. Raja không nói gì, lẳng lặng bỏ ra ngồi bên miếu thờ Siva cách xa nhà, tiếng sáo chỉ còn vo ve như tiếng muỗi.

Cưới nhau gần một tuần, Nilam vẫn còn là gái trinh. Nhà không dành phòng riêng cho cặp vợ chồng mới cưới, nếp nhà trong những gia đình như thế buộc đàn ông ngủ ở phòng đàn ông, đàn bà ngủ bên phòng đàn bà. Nilam ngủ cùng với mẹ chồng và hai cô em chồng đã bắt đầu hấm hứ xét nét. Một hôm hai đứa em đã ra đồng thu hoạch hạt cải, nhà chỉ có Nilam và bà mẹ chồng, thì giữa buổi sáng Amar đột nhiên bỏ cửa hàng tạp hoá về nhà, kêu nhức đầu, rồi vào phòng đàn ông đóng cửa lại. Nhìn căn nhà vắng, bà mẹ hiểu thời cơ đã đến, bèn bảo Nilam đun nóng một cốc sữa tươi bê vào cho chồng. Amar không hề nhức đầu. Anh ta cuống cuồng khoá trái cửa, ừng ực uống cốc sữa nóng, rồi sùng sục vồ lấy Nilam, vồ trượt mấy lần như vồ một con gà trên cái sân rộng. Không có môi chầm bập lấy môi như trong phim Mỹ. Cũng chẳng có cử chỉ dịu dàng chạm mũi như của Ravi. Chỉ có tiếng sáo của Raja rên xiết ngoài xa.

Tháng ngày cứ trôi, đàn ông cứ ngủ trong phòng đàn ông, đàn bà cứ ngủ phòng đàn bà, Nilam cứ thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho người đàn ông. Tiếng sáo của Raja thì ngày càng lãng đãng phiêu diêu như một tiếng say, mặc dù anh chẳng khi nào động đến rượu nữa. /.

Cội Nguồn Hạnh Phúc (His Holiness)

Quan niệm thông thường của con người về tình thương và từ bi là sự liên hệ tuỳ thuộc vào người này là vợ tôi, người kia là chồng tôi, con tôi, và bà con bạn bè thân thích của tôi. Với thiên kiến như vậy, chúng ta chỉ thích yêu thương và bảo vệ những gì thuộc của riêng mình mà bỏ quên trách nhiệm và bổn phận đối với tha nhân.
Trong khi bản chất của vạn vật là luôn đổi thay nên tình cảm vì thế cũng dễ dàng biến đổi. Chẳng hạn một người bạn thân lúc nào cũng làm vui lòng ta thì mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng một ngày nào đó có điều gì nghịch ý trái lòng xảy ra, thì người mà ta xem như là bạn thân ngày hôm qua lại có thể trở thành kẻ thù đáng ghét nhất. Trong đời sống vợ chồng cũng vậy, nếu chúng ta yêu thích một người vì sự hấp dẫn của bề ngoài giả tạo, thì theo thời gian, tình cảm mà ta dành cho người đó cũng sẽ phai tàn. Mặc dù cũng vẫn là con người đó nhưng khi họ mất đi sự quyến rũ thì hoàn cảnh cũng sẽ đổi thay.

Hơn nữa, con người chúng ta có thói quen khi thấy người nghèo khổ, tàn tật thì đem lòng thương xót. Nhưng khi thấy người giàu có hoặc danh thơm tiếng tốt hơn mình thì đem lòng ganh tị và cạnh tranh cùng họ.

Những cảm xúc thiên lệch này làm cho chúng ta không còn khả năng nhìn thấy sự bình đẳng giống nhau giữa người ta và người. Điều này trái với lòng từ bi chân thật vì nếu là từ bi thì dù cho bề ngoài của người đó có thay đổi ra sao, tình cảm của ta dành cho người đó vẫn không bị biến đổi. Cũng như vậy, các cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta quên rằng tất cả mọi người dù giàu hay nghèo, thân hoặc không thân, họ cũng có cùng mong ước là được hạnh phúc và sợ đau khổ như chúng ta. Vì thế, chúng ta cần phải thanh lọc chính mình để có thể thoát khỏi ảnh hưởng của cảm xúc thiên lệch này.

Bản chất của các phảm chất như tình thương, nhẫn nại, khoan dung và tha thứ là cội nguồn dẫn dắt chúng ta đi đến hạnh phúc. Như vậy, khi ta càng từ bi với kẻ khác thì chính ta là người thừa hưởng được nhiều hạnh phúc hơn.

Nhiều người cho rằng khi quan tâm, chia sẻ nỗi khổ đau của người khác, coi chừng ta sẽ mang lại sầu khổ cho chính mình. Nếu chỉ nhìn ở một góc cạnh nào đó, điều đó có thể đúng. Nhưng có điều khác biệt giữa nỗi khổ của riêng ta và kinh nghiệm khổ đau khi chia sẻ cùng tha nhân vì với lòng từ bi tự nó sẽ cho ta một thứ kinh nghiệm tràn đầy tình thương ấm áp, nhờ vậy mà nỗi khổ sẽ giảm đi rất nhiều. Chắc chắn sẽ có nhiều trở ngại trên con đường phục vụ mang lại lợi ích và an vui cho tha nhân. Vì vậy, chính bản thân tôi cũng phải tranh đấu để có đủ khả năng đặt hạnh phúc của kẻ khác ngang hàng với hạnh phúc của chính mình. Đôi khi trải qua kinh nghiệm về sự đau khổ cũng là điều hữu ích. Khi chúng ta gặp đau khổ, nó nhắc nhở cho chúng ta về sức chịu đựng của người khác và khơi dậy trong lòng chúng ta sự cảm thông cùng tha nhân. Như vậy khổ đau cũng là một kinh nghiệm cần thiết trong đời sống để con người có thể học hỏi từ đó về bài học của tình thương và lòng từ bi. Chẳng hạn khi gặp phải nghịch cảnh có thể đưa đẩy chúng ta đi tới hận thù và phiền não, chúng ta có thể chuyển hoá chúng thành bao dung và tha thứ để phát triển tâm linh của chính mình.

Nếu là một Phật tử trên con đường tu tập, chúng ta phải luôn tự nhắc nhở mình về bổn phận phục vụ cho toàn thể chúng sanh chứ không phải chỉ dành riêng cho người thân của mình, trong đó có sự phục vụ dành cho những con người kém may mắn và khổ đau nhất. Đồng thời chúng ta cũng ý thức được trách nhiệm không tạo nên sự bất hòa và chia rẽ giữa người này và người khác cũng như sự bất hòa giữa các cộng đồng là thành viên của gia đình nhân loại.

Một điểm quan trọng nữa để bảo tồn cho sự cộng sinh hòa bình là thái độ tri túc và biết dừng lại kịp thời. Vì bản chất của sự tham lam là nguồn cội phát sinh đố kỵ và tranh chấp. Không khí của đố kỵ và tranh chấp làm nhiễm ô tâm thức của chúng ta và mang đến đau khổ cho mọi người sống trong cộng đồng. Bản chất của tham lam là muốn chiếm hữu và không bao giờ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn. Chẳng hạn như một người nắm tất cả quyền lực và guồng máy kinh tế của một quốc gia trong tay, nhưng vì lòng tham lại tìm cách xâm chiếm nền kinh tế và thậm chí đất nước của người khác. Do đó, cải thiện tâm thức và tôn trọng luân lý cũng là trách nhiệm của chúng ta.

Đề cập đến trách nhiệm của chúng ta ở mức độ toàn cầu, tôi muốn nói đến sự chân thật và thiếu chân thật trong mối tương quan giữa con người với nhau. Đôi khi bề ngoài của chúng ta có vẻ như rất hòa hợp với nhau, song sự thật thì không. Chúng ta nên biết rằng khi chúng ta giả dạng những thứ này trong khi nội tâm chúng ta lại là thứ khác. Sự thiếu chân thật này là nguyên nhân khiến cho mọi người nghi ngờ, sợ hãi và tránh né. Ngược lại nếu chúng ta sống chân thật, chúng ta sẽ giảm thiểu được nghi ngờ và hiểu lầm cho cá nhân hoặc cộng đồng. Như vậy, chúng ta cũng đóng góp được phần nào khả năng của mình trong việc tạo dựng hạnh phúc cho mình và cho người.

Mặc dù rất khó khăn trong việc mang lại hòa bình và hoà hợp chân thật như chúng ta mong ước, song với nền tảng của tình thương và tâm từ bi cộng với trách nhiệm của chúng đối với tất cả mọi người, tôi tin là chúng ta có nhiều hy vọng để xây dựng một nền hòa bình và an vui cho nhân loại trong tương lai.

Dalai Lama (Bảo Hoàn dịch)

11 tháng 12, 2008

Truyện ngắn hay :VỪA ĐỌC VỪA KHÓC(MẸ ĐIÊN)



Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ.
Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.
Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên.
Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!".
Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?".
Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...".
Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?".
Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch.
Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài.
Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra.
Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi".
Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?
Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi.
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.
Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.
Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...".
Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này.
Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!".
Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà.
Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.
Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.
Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn".
Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."
Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."
Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...".
Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!".
"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!". Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!".
Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!".
Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...".
Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.
Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau.
Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.
Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.
Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà.
Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.
Đây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra".
Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.
Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.
Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.
Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!".
Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.
Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.
27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.
Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.
Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.
Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."
Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.
Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".
Vương Hằng Tích - Trang Hạ dịch từ nguyên bản tiếng Trung (báo Tiền Phong Cuối Tuần)



7 tháng 12, 2008

Truyện ngắn hay: XÓM CA-VE



Cô tên là Nữ, lý lịch trích ngang thế này: Tên đầy đủ, Nguyễn Thị Mỹ Nữ, ở xóm Hạ, phường Thượng. Quận này vừa lên đời từ huyện nên trong phường có xóm là thế. Mẹ bán thịt bò ngoài chợ xép, bố trước chọc tiết bò, một ngày hùng hục lăn ra rống như bò, thổ huyết rồi chết. Nữ sống với mẹ
Xóm Hạ lên phố cũng phải. Gần nhà Nữ, ca ve trọ thành bầy. Ngày im lìm đóng cửa, tối xe máy ra vào ầm ầm, cửa cọt kẹt như một tệ điệu của xóm này. Riết thành quen, có người còn gọi đây là xóm cọt kẹt. Nghiện cũng chả thiếu, con rạch đen ngòm có cái kè nhỏ, nhìn là thấy kim tiêm lởn vởn. Có những cảnh này, xem như có phố.Ngày xưa cũng vì chuyện đặt tên mà bố mẹ Nữ choảng nhau. Mẹ bảo:- Gớm.Mỹ với chả Nữ, lớn lên bán sắc mà ăn chắc.

Bố rống lên: Im mồm, đàn bà biết gì, đặt tên là quyền của tao.đ.có sắc có mà lấy chó!Mẹ Nữ làu bàu: Mẹ nó, bà đây tên Dung, nhan sắc đấy, khối thằng thèm lại đi vơ phải thằng chó dái chọc tiết bò. Mẹ, giờ đời bà mới khổ thế này đây, suốt ngày dán mặt vào cái phản thịt…

Càng ngày Nữ càng đẹp. Đẹp nanh nọc. Hôm nọ đi sinh nhật đứa bạn về khuya. Thấy lão Bảo râu đi xe ôm đầu ngõ trong nhà đi ra, Nữ rứ lên: Không chiều được mẹ tôi à, héo thế? Lão Bảo lầm bầm: Con ranh!Vừa thò mặt vào nhà, bà Dung réo: Mày về khuya thế, coi chừng rụng trôn đó con, Liệu thần hồn! Nữ cười khanh khách: Về sớm, vướng víu mẹ lại chửi cho ấy chứ…Cởi hết đồ cứ thế Nữ vào nhà tắm dội nước rào rào và gọi ới lên nhà: Hỏng mẹ cái vòi sen rồi, nói mãi sao không mua cái mới?Tiền chứ phải cứt chó đâu mà hót, mày đi làm tiền mà mua- bà Dung trả lời con

Hằng và Lệ vạ vật dậy khi có cuộc điện thoại. Nữ tắm xong ra đầu hè ngồi tán phét với Hằng. Lệ xe ôm vừa chở đi.

Nữ hỏi vọng: - Chị Hằng chưa có cuốc nào à?

Hằng đáp: - Xui như chó! Ngày nay con Lệ ba cuốc, người ăn không hết người lần không ra.Giá cả tăng thế này có tăng giá lên không?Đang tính, tàu nhanh lít rưỡi, mà cũng ế bỏ mẹ, hàng họ đầy ra.Có thích không, kiếm tiền dễ thế, cho em làm với.Ngu gì, xinh như mày, lại đi học, cố mà kiếm thằng đại gia cho mẹ mày giải nghệ bán thịt…Hằng lóc cóc đi vào, Nữ ngồi đó nghĩ: Đếch có phản thịt thì lấy chó gì mà ăn, nhưng thế này mãi cũng chán, đi sàn với mấy đứa bạn, nhẹ cũng triệu bạc, bòn bà già lấy chó đâu tiền ra…

Nữ dẫn Nhật là bạn trai về nhà ra mắt mẹ. Nữ bảo làm cơm, bà Dung nhìn Nhật từ đầu đến chân rồi bảo: Chúng mày thổi cơm mà ăn với nhau, tao đi lấy thịt, lão Bình ốm, không mổ, tao đi tít tận gần Bình Đà. Rồi lôi chiếc xe Cúp đời 81 cả đến mấy năm không rửa đạp pèn pẹt rồi lao đi.Nhà em thế đấy, anh thấy sao? Nữ nói. Nhật không trả lời lao tới: Cơm nước mẹ gì, tẹo ra kia ăn cơm bụi. Cho anh nhá?Nữ mỉa: Cho gì?Thì còn cho gì nữa?Chưa được, anh phải đợi!Đợi đến bao giờ? Chịu thế đếch nào được.Không chịu được thì biến…Mà em giữ làm gì, đằng nào rồi em cũng cho anh mà!Anh dốt bỏ mẹ, bán trinh được vài chục triệu, bèo cũng mười triệu, em nghe bảo thế, tội gì! Anh có 20 triệu cho em không?Cho anh đi, anh biết trên Tràng Thi có lão bác sỹ vá lại như thật, mấy đứa vá rồi vẫn bán y như lần đầu ấy chứ…TThôi, nhịn đi, ngoài da thôi!***Bà Dung về hất mấy tảng thịt xuống chậu làu bàu: Ngựa già quá, Nữ ơi, lấy cho mẹ ít nghệ giã nhuyễn rồi mang nước ra đây. Bà Dung xoa xuýt thế nào mây tảng thịt ngựa trông hệt như bò thăn rồi hể hả cho lại vào túi hỳ hục xách ra chợ.Trước khi đi, bà ném lại một câu: Thằng gì bạn mày ấy, trông ái bỏ mẹ, đàn ông gì mà dậy dợ thế thì làm ăn gì! Nữ cười giòn: Ái hay không thử thì mới biết, mẹ có thích cho người ta lái máy bay bà già không?Bà Dung chửi: Tiên sư con mất dạy.

Mà cũng phải, có ai dạy đâu. Cái xóm này nó thế. Rồi phải khác đi, khác đi để ngóc khỏi cái vũng này, Nữ nghĩ vậy…

Nữ đến lớp học tiếng Anh. Không vui, không buồn, không uể oải. Hôm nay có giáo viên nước ngoài đừng lớp. Nữ nghĩ: Lấy mẹ nó thằng nước ngoài cho đỡ khổ. Bọn Tây nó đếch quan tâm lắm đến trinh tiết, cái này chỉ có dân Tàu.Nữ bỏ lớp tiếng Anh chuyển sang lớp tiếng Trung. Học đều. Chẳng vắng bữa nào. Mưa cũng đi học. Ông Thầy giáo có cảm tình đặc biệt với cô học trò này. Nhanh nhảu, thông minh và rất chăm chỉ. Nữ nghĩ bụng: Chăm làm chó gì, cố học mà tà lưa với mấy thằng Tàu ngố.Đưa đầy thế nào, ông thầy bảo: Để thầy giới thiệu em với mấy doanh nghiệp Trung Quốc, họ cũng cần người phiên dịch. Chỉ phiên thôi, còn muốn biên dịch thì em còn phải học nữa. Tất nhiên Nữ gật đầu cái rụp!Nữ biết dân Tàu có cái vụ mua trinh vừa để giải xui, vừa để cầu may trong chuyện làm ăn. Ông Thầy dạy tiếng Trung gọi cho Lý Mạc Phi 46 tuổi, Giám đốc công ty kinh doanh thực phẩm ăn nhanh. Nữ đến Gặp. Phi nhìn, gật đầu. Xập xọe mấy câu tiếng Trung, Phi lại càng gật. Nữ đi làm…Nữ về mà vẫn nhớ cái mặt núc ních và ánh mắt như muốn cởi cả su chiêng của Phi rồi rủa: Rồi mày cũng chết sớm thôi!

Nữ gọi điện cho Nhật nói: Tuần sau em đi dịch dưới Hải Phòng với giám đốc.Nhật hỏi: Về trong ngày à?Nữ đáp: Không ngày sau.Nữ đi về, Nhật hỏi: Xong rồi à, anh vẫn là thằng ăn xái phải không? Màu mè không?Nữ đáp: Mẹ, thằng mặt lợn, lăn vào em như bi. Ngu gì mà cho ngay để ngày mai nó tống em ra đường à?Đúng là Giám đốc Phi mê Nữ thật. Bao lần gạ, hứa mua cả nhà cho Nữ, Nữ vẫn chưa gật. Lần đi Hải Phòng, Phi cho Nữ 400đô tiêu vặt.Phi gạ Nữ: Lần sau anh đưa em đi Bắc Kinh chơi nhé. Nữ cười: Vợ anh cạo trọc đầu em thì sao? Phi bảo: Nó ở Hàng Châu mà! Nữ không ngờ giá của mình cao thế. Nữ sắm di động, ngoài số của Nhật, Phi thì toàn thức đêm nhắn tin trêu nhau với mấy chị cave gần nhà.Hằng cave nhắn: Lão giám đốc kết mày rồi, vờn vừa thôi kẻo nó có con khác là mày ra rìa.Nữ trả lời: OK!Đến công ty nữ vào thằng phòng Phi. Bao giờ anh tính về Trung Quốc?Cuối tháng được không?Anh là giám đốc mà, em chỉ là nhân viên.Cuối tháng đi!Mà qua bên đó anh ăn hiếp em, bán em cho nhà chứa thì sao? Việt Nam đầy người bị bán đấy.Có ai làm thế với người đẹp của mình không?Anh chỉ bông đùa với em thôi chứ gì? Anh có vợ rồi mà!Anh không đùa.Anh chứng minh đi! Em muốn anh chứng minh thế nào?Anh nhớ lời anh hứa chứ?OK, nhưng đấy sẽ là tổ ẩm của anh và em khi anh ở Việt Nam chứ?Tất nhiên, chẳng nhẽ là của em với ông bảo vệ công ty à?
Phi gọi điện: Thủ tục khá phức tạp em à, anh là người Trung Quốc, họ bảo có yếu tố nước ngoài nên mua nhà hơi rắc rồi.Nữ thỏ thẻ: Nếu anh tin em thì đứng tên em, còn thì tùy anh.Xem như xong nhé, đứng tên em cũng được!Ngôi nhà bên hồ Linh Đàm cũng không xa cái xóm Cọt kẹt của Nữ. Lên đời nhanh quá, mẹ Nữ sướng ra mặt. Bà Dung cũng rủng rỉnh đồng ra đồng vào. Bà bảo: Mày cưới thằng Tàu ấy đi, cái thằng Nhật bỏ đi cho rảnh nợ.Chiều nay, Nữ đi làm về sớm, mua mấy bông hoa huệ và túi trái cây. Ở nhà bà Dung làm mấy mâm cơm cúng. Nữ thắp hương trên ban thờ lầm rầm: Bố bỏ mẹ con tôi mà đi, nay giỗ bố tôi thắp hương mời bố về nhà. Không có bố, đời mẹ con tôi cũng khốn nạn, nhưng tôi sẽ bứt ra khỏi cái vũng này co bố xem…Hình như Nữ khóc thì phải, bà Dung lụi hụi dười bếp đi lên nhìn con trân trân. Bà chẳng thấy con gái khóc bao giờ, ngoài những lần ăn mấy cái tát vào mặt vì…mất dạy.Nữ nhìn mẹ: Mẹ làm sao mà ngây như phỗng thế, kinh quá, khói hương cay mắt bỏ mẹ, mờ mẹ nó mắt rồi…

Nữ về chơi với mẹ đều đều sau khi chuyển hẳn ra ở ngoài căn nhà chung cư mà Phi mua. Lần nào về Nữ cũng tạt qua thăm Hằng và Lệ trong cái xóm “cọt kẹt” của mình. Nữ nghĩ thầm: “Mẹ, chỉ có mấy bà chị cave này là sống thật, còn lại toàn dối trá, mở miệng ra là điêu đ. nghe được”. Thấy Nữ, Lệ ré lên: “Con phò non này dạo này phốp pháp quá, thằng Tàu nó xơi mày chưa em?”. Hằng thì nằm đọc sách, một thú vui rất xa xỉ trong làng cave. Nữ bảo: “Thân này á, vẫn trắng tinh tỉnh tình tinh”. Hằng chêm vào: “báu lắm đấy mà giữ”.Ba chị em chọc nhau cười tung tóe, Nữ thấy Hằng đọc cuốn “Người con gái quỳ khóc” của một tác giả có tên là Dương Thi Ca. Nữ bảo: “Gớm, thanh tao quá nhỉ, đọc sách cơ đấy, thấy bảo lớp một cô giáo chết, lớp hai trường cháy, hận đời mới đi làm cave cơ mà”. Hằng cười: “Buồn bỏ mẹ, đếch biết làm gì. Mà sách này viết về cave thì tao mới đọc…”Nữ dằng lấy cuốn sách bảo: “Thế cho em mượn đọc với.” Hằng bảo: “Tao đọc chưa xong, mà mày đọc làm chó gì, viết ngu bỏ mẹ”. Rồi Hằng trở thành nhà phê bình, Hằng lý luận: “Nó viết về nỗi khổ của chị em cave nhà tôi, mà này,đ. ai bảo cave khổ, như chị em nhà tôi đây, vừa được sướng, vừa có tiền. Dễ gì lao động năm mười phút kiếm được trăm bạc. Mà đàn ông bây giờ ********* hiểu sao yếu lắm, có khi chẳng được năm phút. Qua đêm với nó, ngủ nhà nghỉ chả sướng hơn ở trọ à, lại có đôi trăm. Khổ chó gì mà khổ, sao cái lão nhà văn này rỗi hơi mà đi thương vay khóc mướn thế không biết…Ờ, mà đàn ông nó cũng ********* có tội gì, vợ không chiều được, là nhu cầu cơ mà, nó phải đi với gái thôi. Gì mà phải chửi bọn đàn ông là vùi hoa dập liễu, rồi là thuần phong mỹ tục với chả đạo đức. Đọc báo thấy Thái Lan kìa, nó còn kinh doanh ấy chứ. Tao làm cave đây, tao có thấy nhục đâu, có cầu có cung mà. Ờ, vui ấy chứ, nghề này còn mang lại niềm vui ấy chớ, tao cũng vui, bọn đàn ông cũng vui…mà đi với gái về chúng nó lại làm việc tốt hơn ấy chứ. Gớm, mấy cái lão không biết trút vào đâu mới khổ…”Hằng lý luận một mạch làm Nữ không kịp nói lấy một câu. Lệ chen vào: “Con điên này, sao nay mày lắm mồm thế, chê thì vứt mẹ nó đi đừng đọc nữa!”.Hằng bảo: “Thì đọc cho vui, để tau viết về đời cave của tao cho mà đọc, khối chuyện hay. Toàn chuyện vui thôi…”Nữ nói: Em qua chào hai bà chị để đi Trung Quốc đây, hai tuần em mới về. Nữ qua bên mẹ, lầm bầm: Bà Hằng nói có lý đấy chứ!

Vừa qua đến Bắc Kinh, nhận phòng xong Phi đi tắm. Phi tắm xong ra thấy mấy chữ Tàu viết nguệch ngoạc bằng bút chì trên tờ giấy. “Anh Phi về Hàng Châu thăm vợ đi, em đi chơi rồi, đừng tìm em và sau này cũng đừng tìm em”. Chẳng kịp mặc quần, quấn cả khăn tắm Phi chạy như điên xuống chỗ lễ tân. Lễ tân bảo: “Cô ấy vừa đi taxi với hành lý của mình”. Phi chửi: “Mẹ con đĩ!” rồi lên phòng bấm máy gọi lễ tân: “Điều cho phòng 303 một nhân viên mát xa, xinh vào, ở qua đêm càng tốt!”

Phi về tìm đến căn hộ chung cư của mình. Cửa đóng. Khóa đã thay.Chẳng thấy Nữ đâu. Về công ty, mặt Phi cau cau, gặp chuyện không ưng ý là chửi. Từ ngày biết Phi, Nữ chưa dẫn về xóm “cọt kẹt” bao giờ nên Phi chẳng biết tìm ở đâu. Bốc máy gọi cho ông thầy dạy tiếng Trung, Phi thêm hậm hực vì được nghe: “Thấy nó giỏi và chăm thì giới thiệu chứ có biết gì về Nữ đâu…”.Chơi Trung Quốc chán, Nữ vào Sài Gòn thăm một người bạn “chát”, quen qua mạng nhưng tâm đắc. Chẳng đợi Phi tìm, Nữ đến cồng ty rồi chìa cái đơn xin thôi việc. Phi gầm lên: “Em đi đâu, đi đâu? Đi đâu?”. Chắc điên quá nên Phi không tìm được câu gì để nói. Nữ bảo: “Đi đâu là quyền của tôi, liên quan gì đến anh”. Phi chồm tới định tát, Nữ ré lên: “Mọi người ơi, giám đốc bắt ép, hành hung nhân viên…”. Mọi người xúm vào, Phi lúng ta lúng túng. Nữ diễn: “Ông ấy gạ gẫm em, em không cho nên nối điên lên…”. Có người xoa xuýt: “tội nghiệp con bé, thôi, nghỉ việc là phải em ạ…”.

Phi kiện Nữ để đòi lại căn nhà, lý do là: Tôi ăn ở với cô ấy như vợ chồng, mua nhà cho tôi chứ không phải cho cô ấy, đó là tài sản tôi bỏ tiền ra mua…đại khái là 7 phần sự thật nó thế. Chả cần luật sư, các phiên sơ thẩm, phúc thầm, Nữ tự bào chữa cho mình. Nữ bảo: “Thưa quý tòa, tôi không có quan hệ với ông ta như vợ chồng. Chúng tôi không có hôn thú, vả lại xin lỗi quý tòa, tôi vẫn còn trinh, sao ăn ở như vợ chồng được ạ, đây ạ, giấy của viện phụ sản chứng minh tôi vẫn còn trinh…Còn căn nhà, đây là toàn bộ giấy tờ mang tên tôi, do tôi mua, có đầy đủ giấy tờ chứng minh…”.Tòa tuyên không Phi có cơ sở để kiện Nữ. Nữ thắng, cười giòn. Phi nổi điên chửi: “Mẹ tòa, xử thế à?”. Nhưng rồi cay đắng nhận ra: “Mình ngu như chó, ngần này tuổi còn bị con ranh Việt Nam nó lừa…”.

Nửa đêm đang ngủ thì chuông cửa réo ầm ỹ. Nữ làu bàu: Đứa nào hâm mà còn gọi cửa giờ này. Nữ vừa mở cửa thì Nhật ào vào. Nữ quạu:

Anh có hâm không mà giờ này xông vào nhà em.

Đếch ngủ được, có tí men thèm bỏ mẹ, mà anh thì làm chó gì có giờ giấc.

Anh về đi!

Không, tối nay anh ngủ đây với em!

Ơ! Anh hâm à, cứ làm như đây là nhà anh ý.

Gớm, nhất định đêm nay em phải cho anh.

Anh về đi!

Em đuổi anh đấy à, gớm, cao giá nhỉ?

Anh về đi!

Mắt Nhật vằn lên, như con thú lao vào đè nghiến Nữ ra. Nữ đang ngủ chẳng mặc đồ lót, nghe chuông thì khoác hờ tấm áo choàng mỏng đi ra. Chẳng khó cho Nhật chút nào để lột trần Nữ ra, dãy dụa dưới sàn.

Nữ ré lên: Thằng chó, còn chút tình, tao cảnh cáo mày đấy. Mày còn làm tới mày biết tay tao.

Á, buông ra.

Tao chưa từng yêu mày đâu, đừng tưởng bở.

Nhật nói: Đồ đĩ như mày bố cũng đ. thèm yêu, tao chỉ thèm ngủ với mày thôi.

Nữ đẹp. Lột sạch ra trong lúc điên tiết, Nữ càng đẹp. Nhật nơi tay mở thắt lưng, Nữ chồm dậy vớ cái vỏ chai rượu hôm nọ uống dở để ở mép bàn đập vào đầu Nhật nhưng đập hụt. Cái chai vỡ tan tành. Nữ hô lên: Cướp! Nó hiếp tôi…

Nhật bị xử 11 năm tù về tội hiếp dâm. Phiên tòa hình sự hôm đó Nữ ráo hoảnh. Người làm chứng đầy cho Nữ. Bà Ấn mẹ Nhật van như bi: Mày nói hộ nó một tiếng đi Nữ. Nữ đáp: Tôi cảnh cáo rồi nó không nghe, 11 năm là còn may cho con bà…

Bà Ấn ức: Con đĩ, mày hại con bà thì có!

Chủ tọa đập bàn nhắc: Không được gây rối phiên tòa…
Nữ thành hiện tượng của cả xóm. Ai cũng biết thành tích chưa đầy một năm là “nhân vật chính” trong hai phiên tòa, một dân sự, một hình sự vừa xử. Hằng gặp Nữ sau phiên tòa chúc mừng: Mày con trẻ mà lạnh phát sợ. Nữ cười: Đến cả bà chị mà cũng chẳng hiểu em!. Hằng đáp: Hiểu quá đi chứ, cứ thằng nào đụng phải mày thể nào cũng dính đến tòa án. Nữ đốp: Con mẹ này hâm, bọn nó có xứng đáng như vậy không. Em không thế đời em nát tan từ lâu rồi.

Hằng nín tịt và nghĩ: Cũng phải, cái lũ đàn ông đó phải vài tay con Nữ thì mới xử được…Duy có điều Hằng lăn tăn mãi, sao giờ này mà nó vẫn…còn trinh?

Nữ Onlien muộn hẹn gặp Khánh. Tối Khánh đi dạy thêm về muộn nên 11h Nữ mới Online. Nhảy Audition chờ mãi mới thấy Khánh mới sáng nick. Khánh gửi mess: Anh đi dạy thêm về,còn chưa ăn gì,lao lên chat với em đấy!.

Nữ trả lời: Em cũng…nhảy Au mãi chờ anh đấy, sốt ruột!

Khánh gõ: Đi về ngang nhà trọ, hoa sữa thơm ngào ngạt em à.

Nữ nghĩ thầm: Mẹ, nồng nặc,thối bỏ mẹ lại bảo thơm, nhưng rồi đặt tay lên bàn phím: Vâng, em cũng thích hoa sữa…

Nhìn lại mess vừa gửi đi, Nữ phá lên cười và lẩm bẩm: Mình thảo mai từ bao giờ ý nhỉ?

Chẳng hiểu sao Nữ thấy có cảm tình với bản mặt kênh kênh của Khánh. Đẹp trai nhưng lãng mạn và hoa lá cành quá. Nữ gặp Khánh trong cái đận đi nhảy với lũ bạn trên Bar X7 gần nhà. Cả lũ lắc lư điên cuồng, Khánh thì trầm ngâm một cách rất không hợp trong Bar chát chúa tiếng nhạc.

Nữ gõ tiếp: Mà Khánh này, em không như anh nghĩ đâu, em hư lắm.

Khánh hỏi: Em hư cỡ nào?

Nữ cũng chẳng biết diễn tả là mình hư cỡ nào nên diễn đạt linh tinh cả lên: Em chẳng thùy mị, không hợp với anh đâu. Em là thứ cón gái dùi đục chấm mắm tôm. Em thẳng, đứa nào mà chọc em thì liệu hồn…

Càng diễn đạt,lại thấy mình điêu như “ngày xưa” mới thảo mai với Khánh:

Ý em là em ăn nói vung mạng lắm và tục nữa…

Khánh thì cũng choáng từ lúc gặp Nữ nhưng thấy Nữ hiện đại và sắc sảo quá nên sợ,chỉ thấy thích mơ hồ vậy thôi. Nhưng chắc Khánh hơi “ẻo” nên càng nghĩ lại càng thấy kết cô bạn mạnh mẽ này. Cứ thế nên cho nick chát qua chát lại để mết nhau lúc nào chẳng hay.

Khánh cũng không tự tin: Anh nhà quê lên,em cam sành quá, làm sao anh chiều được em?

Nữ gõ: Em thấy anh nhà quê từ cái ngày anh ngố trên sàn.

Định nhấn Enter nhưng thấy phũ quá, Nữ sửa lại: Trong mắt em, anh không nhà quê là được!

Khánh đèo Nữ trên chiếc xe máy của Nữ. Nữ vẫn thích cái xóm cọt kẹt này hơn căn nhà rộng rãi là chiến lợi phẩm của mình. Thấy Nữ ôm eo Khánh đi lướt qua, xóm cave bàn tán: Con Nữ lại tà lưa thằng nào rồi, mặt non choẹt. Và rồi chuyện của Nữ là đề tài xôn xao bàn tán của cái xóm nhỏ mà cô ca ve nào bị mất quần lót là mấy giây sau cả xóm đều biết.
Hà Nội vào thu khẽ khàng cơn gió lành lạnh trong lớp sóng Hồ Tây. Nữ áp má vào lưng Khánh ấm áp trong vòng tay ôm chặt qua eo. Khánh nói: Áo chưa giặt đâu đấy! Nữ cười, định buột miệng nói: Kệ mẹ nó, em thích thế, nhưng kịp control lại: Thơm mà!
Vòng vèo trên từng con phố, cảm giác lạ lẫm vô cùng. Bao lần,bao ngày đi qua, đông nghẹt, tắc đường và cau có nhưng sao Nữ thấy vẫn con phố đấy bình yên như mình mới đi qua lần đầu. Nhẹ nhàng, như vừa ra khỏi cánh cửa vũ trường đóng sập sau lưng ngập ngụa hơi men quyện trong đặc quánh khói thuốc lá. Qua phố con phố nhỏ cắt qua đường Hồ Trúc Bạch, một chút hương hoa sữa lãng đãng, và chưa bao giờ Nữ thấy hoa sữa thơm như đêm nay…
Trần Ngọc Hà


SỐNG LÀ BIẾT CHỜ ĐỢI

Có ai đó luôn cho rằng cuộc sống không có chỗ cho sự chờ đợi, chờ đợi không phải là một giải pháp, mà có khi nó chỉ làm người ta đau khổ hơn…

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Tôi biết có thể sự chờ đợi của tôi là vô vọng nhưng Tôi vẫn cứ chờ. Bởi ở khía cạnh nào đó, nếu có niềm tin thì sự chờ đợi cũng đồng nghĩa với hy vọng.

* Cuộc sống là biết… chờ đợi
* Cuộc sống này vẫn luôn vội vã và tấp nập, tại sao cuộc sống lại hối hả đến vậy? Đơn giản, bởi vì chính chúng ta vội vã và tấp nập, bạn và tôi cùng tất cả chúng ta chính là cuộc sống.
*

Ai cũng bảo: “Sống là không chờ đợi”! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!

Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần từng cm, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.

Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con.
Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!

Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về.
Chờ đợi là hy sinh, là tình yêu.

Chồng đi dưới những ánh đèn màu, những tiếng nhạc lôi kéo. Vợ ở nhà chờ đợi chồng quay trở về với mình và với con cái. Dù là phải chờ đợi trong từng phút giây xót xa, giận hờn, ghen tuông. Nếu không yêu thì sao lại phải chờ? Chờ đợi là tin cậy, dù đau xót!
Hình ảnh: Deviantart.com

“Em đi bằng nhịp điệu 1.2,3,4,5 Anh đi bằng nhịp điệu 6,7,8,9,10”… Em còn bé bỏng lắm, khờ dại lắm, chưa lớn, chưa bước nhanh bằng anh. Anh không chờ thì làm sao em có thể theo kịp anh.
Chờ đợi là yêu người và yêu mình. Sao lại bảo sống là không chờ đợi!

“ …Như hoa từng đợi nắng, như gió tìm phi lao, như trời cao mong mây trắng…” như em từng đợi anh như thế, tình yêu đôi khi là sự chờ đợi, chờ đợi là yêu thương, là tình yêu. Nếu không có chờ đợi, tình yêu chẳng thể nào trọn vẹn.

Những mầm cây non nớt, được đất mẹ ấp ủ từng ngày, không giục giã. Mầm non dần lớn lên, gió cũng chờ từng ngày, sương cũng chờ từng đêm.
Chờ đợi là yêu thương, là cưu mang sự sống!

Nếu ai từng đọc “Câu chuyện dòng sông” của Hermann Hesse thì chắc hẳn biết vì sao Tất Đạt có thể vượt qua mọi khó khăn, bởi vì ba khả năng: Biết suy nghĩ, biết nhịn đói và biết chờ.

Biết nghĩ để phân biệt đúng và sai, thật và giả, tạm thời và bền lâu.

Biết nhịn đói để không bị cái đói điều khiển mình mắc bẫy, nuốt nhằm chất độc, chất bẩn.

Biết chờ để không bị lòng si mê, nóng giận, tham lam sai khiến, đẩy mình vào sai lầm và vội vã.

Cả ba xét cho cùng cũng chỉ là biết chờ: Suy tư là khả năng chờ đợi của trí tuệ, không vội vã kết luận điều gì mà chờ cho đủ chứng cứ từ nhiều phía. Nhìn đói là cái chờ của thể xác, bết kiềm chế cơn thèm khát.

Ngược lại, không chờ đợi là buông cho bản năng kéo xuống, như ly nước đổ ra. Ly nước đã đổ ra thì không lấy lại được, người buông theo bản năng thì rơi xuống thấp. Khi ai cũng nhào tới vì dục vọng, không chờ đợi thì cuối cùng kết quả là sự hủy diệt. Kẻ tồn tại là người biết chờ và biết nhịn.

Chờ đợi là dấu hiệu đầu tiên của văn hóa. Làm người phải biết chờ đợi. Không biết chờ đợi không phải là người.

Sống là biết chạy, biết chờ và biết chậm. Rất đơn giản, sự thật ấy không nằm ở khẩu hiệu, biểu hiện hay sách vở, bục giảng, mà nằm ngay ở …ngã tư đường, nơi có ngọn đèn vàng, đèn đỏ, đèn xanh.
(Tu blog White Rose)