15 tháng 8, 2009

Take me to your heart

.

TAKE ME TO YOUR HEART

(Michael Learns To Rock)

Hiding from The Rain and Snow

Trying to forget but I won't let go

Looking at a crowded street

Listening to my own heart beat

So many people all around the world

Tell me where do I find someone like you girl

[Chorus:]

Take me to your heart, take me to your soul

Give me your hand before I'm old

Show me what love is - haven't got a clue

Show me that wonders can be true

They say nothing lasts forever

We're only here today

Love is now or never

Bring me far away

Take me to your heart take me to your soul

Give me your hand and hold me

Show me what love is - be my guiding star

It's easy take me to your heart

Standing on a mountain high

Looking at the moon through a clear blue sky

I should go and see some friends

But they don't really comprehend


Don't need too much talking without saying anything

All I need is someone who makes me wanna sing

[Chorus:]

Take me to your heart take me to your soul

Give me your hand before I'm old

Show me what love is - haven't got a clue

Show me that wonders can be true

HÃY ĐƯA ANH TỚI TRÁI TIM EM


Trốn cơn mưa và tuyết lạnh

Cố quên đi nhưng không thể không nhớ đến

Nhìn đường phố tấp nập

Và lắng nghe nhịp đập của trái tim mình

Thế gian này có biết bao người

Hãy nói cho tôi biết ở nơi đâu tôi có thể tìm được người con gái như em.

(Điệp khúc)

Hãy đưa tôi tới trái tim em, hãy đưa tôi tới tâm hồn em

Đưa tay em cho tôi trước khi tôi trở nên già cỗi

Hãy cho tôi thấy tình yêu là gì - tôi còn chưa thấu hiểu

Hãy chứng tỏ rằng điều kỳ diệu có thể thành hiện thực


Người ta nói rằng không có gì là vĩnh cửu

Ta chỉ ở đây ngày hôm nay thôi

Tình yêu là ngay lúc này hoặc chẳng bao giờ nữa

Hãy đưa tôi đi thật xa

Hãy đưa tôi tới trái tim em, hãy đưa tôi tới tâm hồn em

Đưa tay em cho tôi và hãy giữ chặt lấy tôi

Hãy cho tôi biết tình yêu là gì - và hãy là ngôi sao dẫn đường cho tôi

Thật dễ dàng để đưa tôi đến trái tim em...


Đứng trên đỉnh núi cao

Nhìn vầng trăng trên bầu trời trong xanh

Tôi nên đi tìm một vài người bạn

Nhưng họ đâu thật sự hiểu được lòng tôi

Chẳng cần nhiều lời khi chẳng nói lên được điều gì

Tất cả những gì tôi cần là một người khiến tôi muốn cất lên tiếng hát.

Hãy đưa tôi tới trái tim em, hãy đưa tôi tới tâm hồn em

Đưa tay em cho tôi trước khi tôi trở nên già cỗi

Hãy cho tôi thấy tình yêu là gì – tôi còn chưa thấu hiểu

Hãy cho tôi thấy rằng điều kỳ diệu có thể trở thành hiện thực.

.

1 tháng 8, 2009

Đà Lạt – vẫn chỉ là tiềm năng


Nhắc đến Đà Lạt là dường như người ta chỉ nói đến những gì lãng mạn, mộng mơ, những cỏ hoa thơm ngát, những khói sương lãng đãng giữa núi đồi cao nguyên lành lạnh ... Có lẽ, không nhiều người còn nhớ trước năm 1975, Đà Lạt đã từng là một trung tâm giáo dục, từng được báo chí thời đó đánh giá là thành phố "trí thức " nhất Miền Nam.
Đương nhiên không phải ai cũng đồng ý với lời "phong tặng" đó. Nhưng khi nhận xét như vậy báo chí có cái lý của họ. Thời ấy cả miền Nam có bốn trường đại học (gọi là Viện Đại học ) thì đã có một trường đặt ở Đà Lạt tức Viện Đại Học Đà Lạt. Bên cạnh đó, ở đây còn có một số trường đại học thần học của công giáo như Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X (thường được gọi là Giáo Hoàng Học Viện), Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế và một số trường đại học quân sự như Trường Võ Bị Đà Lạt (tên đầy đủ là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), Trường Chiến Tranh Chính Trị, Trường Chỉ Huy Tham Mưu …Đó là chưa nói đến hàng chục trường trung học đệ nhị cấp (trong đó có một số trường dạy chương trình Pháp đến bậc tú tài Pháp rất nổi tiếng như Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux (trường dành cho nữ sinh), Collège d'Adran...) Nếu ta nhớ lại rằng dân số của Đà Lạt thời ấy chỉ độ 80 000 mà số trường lớp nhiều đến mức đó thì ta sẽ hiểu vì sao báo chí "dám" phong tặng cho Đà Lạt danh xưng ấy.

Giờ đây ,dân số Đà Lạt đã tăng lên đến 250 000 người nhưng hình như "chất lượng" thì ngày càng giảm? Tuy Viện đại học Đà Lạt vẫn còn đó nhưng tầm cỡ và vị trí đã không còn được như trước. Nhiều trường đã nêu ở trên bây giờ chỉ còn trong dĩ vãng. Ngay cả Giáo Hoàng Học Viện cũng đã ngưng hoạt động từ lâu và sắp biến thành công viên! Trong khi đó, một số trường mới thành lập sau năm 75 vẫn chưa xứng tầm là những đại học có uy tín trong nước chứ đừng nói chi đến quốc tế (Nhân đây cũng xin nhắc lại là trong bảng xếp hạng top 100, top 200 thậm chí top 500 các trường đại học uy tín nhất thế giới không có tên một trường đại học nào của Việt Nam cả! Thật đáng buồn!).

Ngày nay, tuy sinh viên nhiều nơi vẫn còn lên Đà Lạt để học, nhưng Đà Lạt đã không còn giữ được cái vị thế của "một thời oanh liệt"! Có một thực tế phũ phàng mà ai cũng ngầm hiểu nhưng nói ra sẽ làm mất lòng nhiều người, đó là "sinh viên tốt nghiệp Đại học Đà Lạt không được coi trọng bằng sinh viên các trường đại học có uy tín ở Sài Gòn và khó xin được việc làm"!
Du khách đến Đà lạt vẫn còn khen người Đà Lạt lịch sự, dễ thương nhưng đây đó đã có những tiếng kêu rêu về tình trạng thô lỗ, bắt chẹt, lừa gạt khách khi họ đặt chân đến thành phố cao nguyên vốn nổi tiếng hiền hòa này. Điều đó cũng dễ hiểu nếu ta nhớ rằng trong mấy chục năm vừa qua không riêng gì Đà Lạt mà cả nước đã rơi vào tình cảnh khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt, cả về tinh thần lẫn đạo đức và cũng trong thời gian đó dân nhập cư đã tràn vào Đà Lạt một cách ồ ạt, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng mang theo không ít thói hư, tật xấu góp phần làm Đà Lạt "xuống cấp" về mặt văn hóa và xói mòn nếp sống văn minh vốn có. Điều ấy làm dấy lên nỗi lo là rồi đây văn hóa đô thị của Đà Lạt, hay nói cho chính xác hơn là cái "bản sắc" văn hóa sống của người Đà Lạt liệu có còn được như xưa hay sẽ dần mai một và tàn lụi?

Hơn 30 năm sau ngày "Giải Phóng", Đà Lạt phát triển về nhiều mặt nhưng so với tiềm năng và kỳ vọng của những ai quan tâm và yêu mến Đà Lạt thì vẫn còn quá khiêm tốn. Điều đó có thể được chứng minh một cách đơn giản qua việc so sánh số những "công trình"(cần nhấn mạnh ở đây là những công trình công do chính Nhà nước xây dựng) được thực hiện sau năm 75 với những gì mà người Pháp và chính quyền cũ làm được trước thời điểm có tính bước ngoặt đó. Hầu như chẳng có gì mới! Đã vậy do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền mới, sự xây dựng tràn lan, phong cách lai tạp đã làm mất đi nét mỹ quan và phá vỡ quy hoạch vốn đã được dày công xây dựng một cách chặt chẽ dưới bàn tay của những kỹ sư tài danh, những nhà quản lý nổi tiếng người Pháp và người Việt trước kia. Mỗi ngày những kiến trúc "hiện đại "đang nuốt chửng vẻ hoang sơ, thơ mộng của thiên nhiên Đà Lạt như những vết phấn son lòe loẹt đang làm lem luốc đôi má cô gái đẹp tuổi xuân thì. Trong khi đó hàng ngàn ngôi biệt thự đẹp và quý giá bị bỏ mặc cho xuống cấp trong một thời gian dài một cách lãng phí và vô trách nhiệm. Những ngôi nhà duyên dáng nép mình dưới đồi thông, hay trầm tư soi bóng bên hồ nước – những cái từng tạo nên nét mộng mơ huyền ảo cho cảnh quan Đà Lạt, ngày nay dường như đang trở thành của hiếm. Bây giờ những khu nhà phố liền kề (vốn bị hạn chế theo quy hoạch dưới thời Pháp quản lý) cứ nối tiếp mọc lên hầu như trên mọi con đường, mọi khu vực, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân cũng như nhu cầu mở rộng túi tiền của các "đại gia", bất chấp nó phù hợp với Đà Lạt hay không? Cứ như thế này thì rồi đây Đà Lạt sẽ trở thành một phố - chợ chứ chẳng chơi!

Nạn phá rừng tràn lan cũng đang gây ra những vết thương không thể lành trên cơ thể tươi xanh của thành phố ngàn thông, là nỗi đau nhức nhối cho bất cứ ai yêu mến Đà Lạt. Còn đâu vẻ đẹp nên thơ của Thung Lũng Tình Yêu, của Rừng Ái Ân, của Thác Prenn, của Hồ Than Thở? Có chăng chỉ là những khoảnh rừng nham nhở, loang lổ vì bị chặt phá hoặc đào xới bừa bãi để lấy gỗ, để khai thác quặng, nếu không thì cũng bị chia cắt, lấn át, đè bẹp bởi những "kiến trúc " lăng nhăng, lai tạp đang được một số người xem là "thời thượng"!

Bây giờ đã 10 năm sau khi Đà Lạt được lên đô thị loại II và lại vừa được công nhận là đô thị loại I, nhưng sự phát triển của Đà lạt vẫn mạng tính tự phát, thiếu định hướng đúng đắn. Những cuộc hội thảo về phát triển Đà lạt mang những cái tên khá kêu như "Tầm nhìn và quy hoạch phát triển Đà Lạt hướng đến đô thị hiện đại và có bản sắc" nhưng chẳng làm người yêu Đà Lạt nào cảm thấy yên tâm chính vì những năm qua khoảng cách giữa lời nói và việc làm của "nhà quản lý Đà Lạt" còn xa quá! Dù Đà Lạt bậy giờ "rộng" hơn xưa về diện tích (sau khi sáp nhập Thái Phiên, Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung) nhưng cảnh quan lại ngày càng trở nên "chật hẹp" đi. Lý do tại sao thì ai cũng biết rồi. Một thành phố phát triển quá nhanh, nhưng "nhà quản lý " cứ nhân danh hai chữ " hiện đại ", nhân danh "sự phát triển kinh tế - xã hội", "cải thiện đời sống vật chất của người dân" mà bất chấp quy hoạch chặt chẽ từ trước, bất chấp ý kiến phản đối của người dân, của các cơ quan ngôn luận thì sự bất cập là lẽ đương nhiên. Vụ bán Đồi Cù để rào lại làm sân golf có lẽ là ví dụ điển hình nhất về sự coi thường ý dân!

Cách đây mấy năm báo Thanh niên cũng đã từng có loạt bài nói về cách kinh doanh du lịch sai lạc theo kiểu phân chia và rào lại theo từng khu vực để thu tiền vé của du khách tới thăm Đà Lạt. Báo này châm biếm gọi cách kinh doanh đó là "Vắt bò sữa non". Tình trạng trên giờ vẫn tiếp diễn, hễ ngửi được mùi tiền ở danh thắng nào là người ta rào ngay danh thắng đó và bán vé vào cửa với giá cao! Nếu được bình bầu thì tôi dám chắc nhiều người dân Đà Lạt sẽ bỏ phiếu cho cách kinh doanh này là hạng nhất về sự... ăn xổi!
Từng một thời "dập dìu tài tử, giai nhân", trí thức và doanh nhân, vậy mà không biết từ lúc nào Đà Lạt đã trở thành một thứ "tỉnh lẻ" so với Sài Gòn? Bây giờ,thanh niên Đà Lạt muốn học một nghề, nếu có điều kiện thì thường xuống Sài Gòn học cho nó ..."chắc"!Cũng không ít người Đà Lạt phải xuống Sài Gòn, Bình Dương tìm kế sinh nhai. Con gái Đà Lạt ngoài một số ít làm công nhân, viên chức thì đa số còn lại còn biết làm gì ngoài bán hàng, phục vụ, thêu hoặc đan len? Các công ty, xí nghiệp ở Đà Lạt vốn đã ít lại nhỏ về quy mô, cùng nằm ở Tây Nguyên như hai tỉnh bạn nhưng không biết đến khi nào Đà Lạt mới có một "thương hiệu Việt" tầm cỡ như Trung Nguyên ở Đắc Lắc hay Hoàng Anh của Gia Lai?

Đã có những hội nghị, hội thảo bàn về phát triển Đà lạt trở thành một "thành phố đại học" có tầm cỡ trong khu vực và thế giới. Nhưng sau khi đưa tin, phỏng vấn vài giáo sư, tiến sĩ cả ngoại quốc và "nội địa" báo chí cũng im hơi, dường như tất cả lại đi vào quên lãng. Đà Lạt vẫn cứ quanh quẩn với rau hoa mà đầu ra cũng chưa lấy gì làm sáng sủa, còn du lịch thì chưa phát triển đúng hướng, đúng tầm, cho nên có lẽ thành phố của chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đủ sức để vươn lên cho bằng chị bằng em với các thành phố phát triển trong nước chứ chưa nói đến chuyện làm được gì để quốc tế biết mặt, biết tên. Mong sao muơi, mười lăm năm nữa Đà Lạt sẽ thật sự giàu mạnh nhưng không đánh mất những gì từng được xem là bản sắc đáng tự hào và được nhiều người yêu mến của mình.


(*Kết quả xếp hạng "100 trường ĐH hàng đầu khu vực Đông Nam Á" của Webometrics năm 2007 cho thấy: Thái Lan có 41 trường, Myanmar 18 trường, Indonesia 14 trường, Philippines 13 trường, Singapore và VN: bảy trường. Còn nếu xét trên phạm vi toàn thế giới thì Webometrics chỉ công nhận bảy trường ĐH của VN với các vị trí xếp hạng như sau: ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM xếp thứ 28 trong ASEAN và thứ 1.920 thế giới; ĐH Công nghệ TP.HCM với vị trí tương ứng là 36 và 2.190; ĐH Cần Thơ: 47 và 2.532; ĐH Quốc gia Hà Nội: 54 và 2.850; ĐH Bách khoa Hà Nội: 62 và 3.156; ĐH Công nghệ: 90 và 4.217; ĐH Quốc gia TP.HCM: 96 và 4.462.
Trong nhiều bảng xếp hạng giáo dục ĐH của các tổ chức uy tín khác như: tạp chí Times Higher Education Supplement (THES) năm 2007 trong tốp "200 trường ĐH hàng đầu thế giới" thì Nhật Bản có 11 trường, Trung Quốc: sáu trường; Hong Kong: bốn trường, Hàn Quốc: hai trường, Singapore: hai trường, Đài Loan: một trường, VN: chưa có).